Cán bộ Ban DS/KHHGĐ xã Yên Lạc trao đổi về hoạt động can thiệp giảm thiểu mất cân bằng GTKS trên địa bàn.

Cán bộ Ban DS/KHHGĐ xã Yên Lạc trao đổi về hoạt động can thiệp giảm thiểu mất cân bằng GTKS trên địa bàn.

(HBĐT) - “Nhận thức đúng đắn về hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh (GTKS) ảnh hưởng đến nhiều vấn đề kinh tế - văn hóa và an sinh xã hội. Cụ thể đó là nhóm nam giới gặp khó khăn trong việc tìm vợ hoặc không thể lấy được vợ, phải duy trì cuộc sống độc thân có thể gây ra những bất ổn về trật tự an toàn ở cộng đồng, làm gia tăng tệ nạn mại dâm, buôn bán trẻ em gái, phụ nữ và các loại tội phạm xã hội khác. Trong những năm gần đây, huyện Yên Thủy đã triển khai nhiều hoạt động can thiệp nhằm góp phần giảm thiểu mất cân bằng GTKS trên địa bàn và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận” - Đồng chí Đặng Thị Đô, Phó Giám đốc Trung tâm DS /KHHGĐ huyện Yên Thủy cho biết.

 

Năm 2011, các hoạt động can thiệp bước đầu được triển khai tại 71 xã thuộc 5 huyện, trong đó có Yên Thủy. Đến năm 2012 triển khai ở 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện, các hoạt động tiếp tục được duy trì đến nay. Để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về lựa chọn giới tính thai nhi, Trung tâm DS /KHHGĐ huyện đã đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức. Hàng tuần, cán bộ truyền thông của trung tâm xây dựng nội dung tuyên truyền về nguyên nhân, hậu quả của việc mất cân bằng GTKS, sinh con thứ 3 trở lên, các vấn đề về CSSKSS /KHHGĐ gửi về các thôn, xóm, khu phố phát thanh qua hệ thống loa đài mỗi tuần từ 1 - 2 lần. Trong các cuộc họp giao ban của trung tâm, cán bộ dân số xã, thị trấn được chia sẻ kinh nghiệm truyền thông và cập nhật tình hình mới nhất về mất cân bằng GTKS trên địa bàn, từ đó báo cáo về địa phương để có những can thiệp kịp thời. Nội dung tuyên truyền ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng như: tư vấn về sức khỏe sinh sản thanh - thiếu niên, về giới và giới tính khi sinh cho nam, nữ đăng ký kết hôn tại UBND xã, thị trấn; hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại; những lợi ích của KHHGĐ.

 

Bên cạnh đó, các cán bộ chuyên trách, CTV dân số thường xuyên đến những hộ gia đình sinh con một bề, gia đình đã có 1 con gái và mong muốn có con trai... để vận động, phân tích, nguyên nhân của đói nghèo là đông con, hậu quả của việc lựa chọn giới tính thai nhi sẽ dẫn đến mất cân bằng GTKS. Nhờ đó, nhận thức của người dân về mất cân bằng GTKS, thừa nam, thiếu nữ, ảnh hưởng của việc sinh con thứ 3 với hạnh phúc gia đình.

 

Sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong tuyên truyền, vận động cũng đạt được hiệu quả cao. Hàng năm, hội diễn NTQC các cấp đã lồng ghép tuyên truyền về công tác dân số nói chung, mất cân bằng GTKS nói riêng thông qua hình thức sân khấu hóa, qua đó, đã truyền tải được nhiều nội dung đến với người dân. Đặc biệt, Hội phụ nữ huyện Yên Thuỷ đã tích cực vào cuộc bằng việc xây dựng các CLB không sinh con thứ 3 tại 116 thôn, xóm. Ban chủ nhiệm các CLB thường xuyên tổ chức sinh hoạt, lồng ghép các nội dung CSSKSS, cách sử dụng các biện pháp tránh thai, phòng - chống HIV /AIDS, nuôi con khỏe - dạy con ngoan và phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Pháp lệnh Dân số, Luật HN -GĐ, Luật Bình đẳng giới, vấn đề mất cân bằng GTKS là “điểm nóng” cần quan tâm. Kết quả, năm 2012, tỷ lệ mất cân bằng GTKS toàn huyện là 119 bé trai /100 bé gái, đến năm 2013 là 108 bé trai /100 bé gái.

 

 

         

                                                                            Hồng nhung

 

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục