Đồng chí Nguyễn Thị Lành, Giám đốc Sở Tài chính trả lời chất vấn.
Thực hiện Thông tư số 21 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phi chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT tại nơi cư trú, chúc thọ, mừng thọ, biểu dương khen thưởng NCT, Sở Tài chính đã phối hợp với Sở LĐ -TB&XH tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1310 quy định cụ thể: NCT ở tuổi 70, 75,80, 85, 95 và trên 100 tuổi, quà tặng hiện vật 100.000 đồng /người; quà tặng tiền mặt 100.000 đồng/người. NCT trên 100 tuổi, quà tặng (vải lụa) 3 m/người; quà tặng, tiền mặt 300.000 đồng /người. Kinh phí tổ chức chúc thọ, mừng thọ tại xã, phường, thị trấn: chi in ấn hoặc mua giấy mừng thọ 50.000 đồng/người; chi nước uống, hoa quả, bánh kẹo 10.000 đồng/người; thuê loa đài, phông bạt, hội trường theo hợp đồng thực tế. Thời gian thực hiện tại địa phương từ ngày 1/7/2011. Kinh phí tặng quà NCT ở tuổi 70, 75, 80, 85, 95 và trên 100 tuổi hàng năm đã được bố trí trong nguồn bảo đảm xã hội của ngân sách cấp huyện.
Riêng đối với người 90 tuổi được Chủ tịch UBND tỉnh chúc thọ và tặng quà gồm hiện vật trị giá 100.000 đồng và 300.000 đồng. Đối với người 100 tuổi được Chủ tịch nước chúc thọ và tặng quà gồm 5 m vải lụa và 500.000 đồng. Kinh phí thực hiện đã được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của Sở LĐ -TB&XH. Chi biểu dương, khen thưởng NCT có thành tích xuất sắc thực hiện theo quy định của Luật TĐ -KT và các văn bản hướng dẫn Luật đã được bố trí hàng năm trong quỹ TĐ -KT của ngân sách các cấp. Trong trường hợp NCT có thành tích xuất sắc được bình chọn, ngân sách các cấp căn cứ quyết định khen thưởng của Chủ tịch UBND các cấp thực hiện chi tiền thưởng theo quy định.
Theo Thông tư số 21, trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT tại nơi cư trú, được ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí chi cho các hoạt động sau: tuyên truyền, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn NCT kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe; mua tài liệu, sách báo liên quan đến chăm sóc sức khỏe NCT. Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe NCT mức chi thanh toán theo thực tế phát sinh trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức các buổi chuyện tuyên truyền tại trạm y tế xã và tuyên truyền lưu động đến các thôn, bản với các xã miền núi, vùng cao, sâu, xa... gồm bồi dưỡng báo cáo viên 200.000 đồng/người/buổi; truyền thông trên phương tiện truyền thanh xã, chi công tác phí cho cán bộ y tế xã đi tuyên truyền lưu động. Các mức chi các nội dung trên thực hiện theo quy định hiện hành. Chi tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NCT, kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo trong dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ theo phân cấp về chuyên môn phân cấp cho ngân sách cấp huyện, xã. Trạm y tế cử cán bộ đến khám - chữa bệnh tại nơi cư trú cho NCT cô đơn, bị bệnh nặng không thể đến cơ sở y tế và có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí đi và về cho cán bộ y tế 3.000 đồng/km với vùng miền núi, sâu và tối đa 2.000 đồng /km đối với các vùng còn lại. Mức hỗ trợ chi phí khám - chữa - bệnh tại nơi cư trú cho NCT cô đơn, bị bệnh nặng có hoàn cảnh khó khăn tối đa bằng mức BHYT tại tuyến xã. Nhiệm vụ chi chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT tại nơi cư trú thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã. Từ năm 2011, Sở Tài chính đã tham mưu trình UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh tăng định mức chi thường xuyên cho trạm y tế cấp xã từ 10 triệu đồng lên 30 triệu đồng/năm. Căn cứ nhiệm vụ chi đã được phân cấp, trạm y tế xã tổ chức triển khai và thanh quyết toán theo các nội dung chi theo thực tế phát sinh. Trong thời gian tới, Sở Tài chính sẽ phối hợp với Sở LĐ -TB&XH tổ chức hướng dẫn cụ thể, chi tiết nội dung này.
(HBĐT) - Thực hiện Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở SXKD vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông - lâm - thủy sản, đến nay, toàn tỉnh đã có 1.787 cơ sở được thống kê, rà soát, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Trong đó, có 953 cơ sở thuộc chuỗi kinh doanh vật tư nông nghiệp, 760 cơ sở thuộc chuỗi SXKD động vật và sản phẩm động vật, 16 cơ sở thuộc chuỗi SXKD thủy sản và sản phẩm thủy sản, 58 cơ sở thuộc chuỗi SXKD thực vật và sản phẩm thực vật.
(HBĐT) - Ngày 30/7, Hội Đông Y TP Hòa Bình tổ chức tập huấn cho hơn 60 hội viên của các cơ sở trên địa bàn thành phố.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 965/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch tăng cường công tác phòng, chống và khống chế bệnh dại tỉnh năm 2014.
(HBĐT) - Sáng 29/7, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện thí điểm chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên (TCXHTX) thông qua dịch vụ Bưu điện, Bưu cục và triển khai các giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2014.
(HBĐT) - Ngày 29/7, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ giữa nhiệm kỳ khóa IV (2011-2016); sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2014.
(HBĐT) - Từ năm 2002 đến nay, trên địa bàn huyện Cao Phong có 48 người nhiễm HIV /AIDS, trong đó có 5 bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn AIDS, lũy kế tử vong do AIDS có 22 người. Những con số trên cho thấy, Cao Phong không phải là điểm nóng về số người nhiễm HIV /AIDS. Tuy nhiên, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cho nhân dân trên địa bàn về căn bệnh thế kỷ được Trung tâm Y tế dự phòng huyện đặt lên hàng đầu, nhằm duy trì tỷ lệ nhiễm mới thấp tiến tới không có bệnh nhân nhiễm mới trên địa bàn.