Quầy thuốc thú y thị trấn Chi Nê được hộ chăn nuôi đến hỏi bệnh, tư vấn cách điều trị cho vật nuôi bị bệnh.

Quầy thuốc thú y thị trấn Chi Nê được hộ chăn nuôi đến hỏi bệnh, tư vấn cách điều trị cho vật nuôi bị bệnh.

(HBĐT) - Những năm gần đây, đàn gia súc, gia cầm nuôi trong dân theo hướng gia trại, trang trại ngày càng tăng mạnh ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Để bảo vệ và phát triển đàn bền vững, công tác phòng bệnh được các hộ chăn nuôi chú trọng, nhất là việc tiêm phòng đàn vật nuôi.

 

Theo thống kê sơ bộ toàn huyện có trên 20 quầy thuốc thú y, trong đó có 8 điểm cung cấp dịch vụ thú y đặt tại địa bàn vùng khó khăn như: Liên Hòa, An Bình, Phú Thành… Điểm quầy là nơi mà hộ chăn nuôi có thể đến hỏi bệnh, mang vật nuôi đến để thú y viên có thể chẩn đoán bệnh, cho hướng điều trị và cung ứng thuốc chữa. Anh Phạm Hồng Thanh, thú y viên kiêm phụ trách điểm cung cấp dịch vụ thú y xã An Bình cho biết: Bình quân mỗi ngày có ít nhất 5 – 10 người đến hỏi bệnh cho vật nuôi. Qua mô tả biểu hiện triệu chứng, chúng tôi cơ bản nắm bắt được bệnh tình, từ đó tư vấn cách điều trị và cung cấp loại thuốc chữa trị phù hợp. Có những người ở thôn, xóm xa muốn biết bệnh cụ thể và có hướng điều trị sớm hơn, họ mang cả gà, lợn, chó, dê nghi mắc bệnh đến điểm cung cấp để chúng tôi thăm bệnh, chỉ dẫn cách chữa. Thông thường, bà con không tự ý mua thuốc điều trị mà đến các quầy thuốc có sự quản lý, có thú y viên túc trực để được tư vấn, hướng dẫn, cung cấp thuốc đầy đủ.

 

Với nhận thức cao về tầm quan trọng của công tác phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, vấn đề vệ sinh chuồng trại, thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp, phun tiêu độc khử trùng cho vật nuôi được hộ chăn nuôi quan tâm. Hàng năm, các hộ thực hiện và phối hợp tốt với trạm thú y, thú y cơ sở trong việc tổ chức, triển khai từ 2 - 3 đợt phun tiêu độc khử trùng định kỳ trên quy mô rộng khắp. Chưa kể các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, các điểm chợ, khu vực chuồng trại gia súc, gia cầm, 100% trang trại trên địa bàn đều chủ động mua thuốc sát trùng, trang bị dụng cụ, quần áo bảo hộ để phun tiêu độc khử trùng theo tuần, theo tháng cho đàn.

 

Tỷ lệ tiêm phòng cho gia súc, gia cầm của huyện hàng năm cũng luôn đạt mức cao (tiêm từ 70% tổng đàn trở lên). Người dân luôn chú ý nắm bắt tình hình, theo dõi thông tin về dịch bệnh trong, ngoài địa phương để kịp thời có biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi. Trong 6 tháng đầu năm, huyện đã triển khai tiêm 12.300 liều vắcxin tụ huyết trùng, LMLM cho đàn trâu, bò, 4.000 liều PTH, THT cho lợn, 6.800 liều vắcxin dại cho đàn chó, 6.000 liều đậu dê, 516.000 liều niucátxơn, gumboro, IB, lasota và vắcxin cúm cho đàn gia cầm. Riêng tiêm vắcxin dịch vụ đã cung ứng đạt trên 50.000 liều phục vụ nhu cầu phòng, trị các bệnh phát trình trong chăn nuôi của bà con.       

 

Đến thời điểm này, tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện gồm có 9.770 con trâu, bò, hơn 43.700 con lợn, 508.000 con gia cầm và gần 6.300 con dê.  Theo đồng chí Phạm Thị Hương, Trưởng trạm thú y huyện, nhờ coi trọng khâu vệ sinh, phòng bệnh, đàn gia súc, gia cầm nuôi trong dân ổn định và phát triển, không để xảy ra dịch bệnh lớn, phức tạp. Các bệnh thông thường phát ra lẻ tẻ được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lan rộng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm dịch, giết mổ động vật trên địa bàn được kiểm soát tốt cũng góp phần tăng cường phòng bệnh dịch xâm nhiễm cho đàn gia súc, gia cầm của địa phương.

 

                                                                    

 

                                                               Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Toàn cảnh buổi tập huấn.
Không có hình ảnh

Sơ kết thực hiện thí điểm chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên qua bưu điện

(HBĐT) - Sáng 29/7, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện thí điểm chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên (TCXHTX) thông qua dịch vụ Bưu điện, Bưu cục và triển khai các giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2014.

Hội Chữ thập đỏ tỉnh triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

(HBĐT) - Ngày 29/7, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ giữa nhiệm kỳ khóa IV (2011-2016); sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2014.

Đa dạng các hoạt động phòng - chống HIV /AIDS

(HBĐT) - Từ năm 2002 đến nay, trên địa bàn huyện Cao Phong có 48 người nhiễm HIV /AIDS, trong đó có 5 bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn AIDS, lũy kế tử vong do AIDS có 22 người. Những con số trên cho thấy, Cao Phong không phải là điểm nóng về số người nhiễm HIV /AIDS. Tuy nhiên, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cho nhân dân trên địa bàn về căn bệnh thế kỷ được Trung tâm Y tế dự phòng huyện đặt lên hàng đầu, nhằm duy trì tỷ lệ nhiễm mới thấp tiến tới không có bệnh nhân nhiễm mới trên địa bàn.

Kỳ Sơn: Yêu cầu CBCCVC thực hiện nghiêm quy định sử dụng rượu, bia

(HBĐT) - Nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ, từ đầu tháng 7, Văn phòng UBND huyện Kỳ Sơn đã có văn bản gửi các phòng, ban, ngành, đơn vị và UBND các xã, thị trấn trong toàn huyện thông báo yêu cầu của Chủ tịch UBND huyện: Thủ trưởng các phòng, ban, ngành, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chỉ đạo CBCCVC thuộc quyền quản lý thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, huyện, tập trung vào những nội dung cụ thể:

Khám bệnh miễn phí cho trên 100 người có công huyện Cao Phong

(HBĐT) - Ngày 27/7, Bệnh viện Medlatec (Hà nội) đã tổ chức khám bệnh miễn phí và tặng quà cho các đối tượng chính sách trên địa bàn xã Bắc Phong, Thu Phong và thị trấn Cao Phong (Cao Phong).

Khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 84 người có công

(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh - liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2014), lãnh đạo, Chỉ huy Trung đoàn 250 đã tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà cho cán bộ, chiến sỹ là con thương binh, liệt sỹ đang công tác tại đơn vị và 16 gia đình thuộc đối tượng chính sách của huyện Kỳ Sơn (mỗi suất trị giá 300.000 đồng).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục