CTV dân số, hội viên Hội phụ nữ xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) tìm hiểu kỹ năng truyền thông về DS/KHHGĐ tại cộng đồng.
(HBĐT) - Nhân kỷ niệm Ngày dân số Việt Nam 26/12, phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS/KHHGĐ về những kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế và định hướng công tác của ngành dân số trong thời gian tới.
P.V: Năm 2014, công tác DS/KHHGĐ cơ bản đã hoàn thành được những chỉ tiêu chính của tỉnh đề ra. Đồng chí có thể khái quát những kết quả nổi bật ngành đã đạt được trong thời gian vừa qua?
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương: Năm 2014, đứng trước nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành, tổ chức xã hội, công tác DS/KHHGĐ đã đạt được những kết quả đáng mừng, tỷ suất sinh giảm 0,4%0 so với cùng kỳ năm 2013 (số trẻ sinh năm 2014 là 15.337, cùng kỳ năm 2013 là 15.528), kế hoạch tỉnh giao là 0,1%0. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 5,9%, giảm 0,24% so với năm 2013 là 6,1%. Theo chỉ tiêu mà HĐND tỉnh giao tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên phải đạt là 1,1%, đến nay đã hoàn thành 1,09%. Công tác ổn định tỷ số giới tính khi sinh tiếp tục được đẩy mạnh với con số giảm dần từ 119,9 bé trai/100 bé gái năm 2012 xuống còn 115,7 bé trai/ 100 bé gái năm 2014 vẫn nằm trong mục tiêu kế hoạch chiến lược DS/SKSS tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, tỷ số giới tính khi sinh dưới 116 bé trai/100 bé gái. Cùng với đó, các mô hình nâng cao chất lượng dân số được duy trì ở 100% xã, phường, thị trấn với các hoạt động như truyền thông trực tiếp, lồng ghép; thành lập các CLB; lấy máu xét nghiệm tìm gen ẩn cho phụ nữ có thai, học sinh THPT, tổ chức tập huấn; kiểm tra, rà soát các sách, báo, ấn phẩm, tài liệu có nội dung tuyên truyền, phổ biến phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi; thanh tra, kiểm tra các cơ sở có dịch vụ siêu âm, nạo phá thai thực hiện các quy định của pháp luật nghiêm cấm chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi. Công tác tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh và đổi mới; việc quản lý dữ liệu dân số được thực hiện có hiệu quả, việc cập nhật thông tin biến động về DS/KHHGĐ được chỉ đạo sát sao, hướng dẫn cụ thể và giám sát thường xuyên; các mô hình nâng cao chất lượng dân số đã được triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả.
P.V: Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành dân số vẫn còn gặp phải những khó khăn, hạn chế gì? Xin đồng chí cho biết định hướng công tác DS/KHHGĐ trong thời gian tới?
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương: Khó khăn lớn nhất đối với ngành DS/KHHGĐ hiện nay là về kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia DS/KHHGĐ có xu hướng giảm dần, đặc biệt, năm 2014 đã có nhiều hoạt động bị cắt giảm. Các chỉ tiêu về biện pháp tránh thai thấp hơn so với nhu cầu thực tế của các địa phương. Đồng thời, các phương thức tiếp thị xã hội, các biện pháp tránh thai lâm sàng (người dân phải chịu một phần chi phí khi áp dụng) như đặt vòng, tiêm thuốc tránh thai, cấy thuốc tránh thai khó thực hiện do thiếu nguồn ngân sách. Vì vậy, việc cung cấp các dịch vụ KHHGĐ trong toàn tỉnh còn hạn chế. Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số đã đẩy công tác truyền thông vào thế khó; một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa chỉ đạo sát sao, tập trung và quyết liệt đối với công tác DS/KHHGĐ; nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm và coi trọng sức khỏe của bản thân nên e ngại đến khám kiểm tra sức khỏe; tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh sản còn khá cao đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân người phụ nữ và kết quả thực hiện các chỉ tiêu KHHGĐ... Trong thời gian tới, ngành DS/KHHGĐ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân gương mẫu thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về DS/KHHGĐ, tuyên truyền về Chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020; duy trì mức sinh, giảm sinh con thứ 3 trở lên và tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hợp lý; kiện toàn tổ chức, nhân lực từ tỉnh đến huyện, xã và thôn, xóm có đủ trình độ, năng lực thực hiện công tác DS/KHHGĐ...
P.V: Xin cảm ơn đồng chí!
Hồng Nhung (TH)
(HBĐT) - Chỉ vì một phút nông nổi mà anh Bùi Văn Ửu, xóm Bái, xã Phú Cường (Tân Lạc) đã sa vào tù tội. Những tháng ngày trong trại, anh cải tạo tốt và được Nhà nước ân xá trở về trước thời hạn 3 năm. Giờ đây, anh trở thành một tấm gương về ý chí, nghị lực, biết đứng dậy tại chính nơi mình vấp ngã.
(HBĐT) - Căn cứ Quy chế xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ vì người nghèo của Ban Thường trực UB T.Ư MTTQ Việt Nam; nguồn vận động Quỹ vì người nghèo cấp tỉnh năm 2014, ngày 16/12, Ban vận động Ngày vì người nghèo tỉnh đã ban hành Quyết định về việc phân phối Quỹ vì người nghèo năm 2014.
(HBĐT) - Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã thể hiện tinh thần sáng tạo, khắc phục khó khăn, gian khổ, làm tròn nhiệm vụ vừa là tiền phương, vừa là hậu phương kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa...”, phong trào tăng gia sản xuất được phát động khắp nơi.
(HBĐT) - Trong tháng 12, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã trao 300 xe lăn cho người tàn tật 11 huyện, thành phố. Đây là nguồn tài trợ từ tổ chức The Free Wheelchair (Mỹ) thông qua chương trình của Trung ương Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi.
(HBĐT) - Để bảo vệ cho đàn vật nuôi, ngay từ những ngày đầu tháng 10, khi đợt không khí lạnh đầu tiên tràn về, các hộ dân trong huyện Kim Bôi đã chủ động triển khai các biện pháp phòng - chống đói, rét cho đàn gia súc nhằm giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng và thiệt hại do thiên tai gây ra.