Người tiêu dùng chỉ mua thực phẩm đã qua kiểm dịch, kiểm soát giết mổ để phòng ngộ độc và các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm

Người tiêu dùng chỉ mua thực phẩm đã qua kiểm dịch, kiểm soát giết mổ để phòng ngộ độc và các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm

(HBĐT) - Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2015 đã đến gần, cùng với đó là những vấn đề đặt ra trong quản lý ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe và an toàn tính mạng của người dân. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, hoạt động triển khai bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết từ phía các lực lượng chức năng đang được tăng cường.

 

Theo đồng chí Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục VSATTP, với lượng tiêu thụ thực phẩm dịp Tết, mùa lễ hội tăng cao, nguy cơ về ngộ độc thực phẩm cũng tăng theo cấp số nhân là mối lo với người tiêu dùng. Có 4 nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm cần lưu ý gồm nhiễm vi sinh vật, hóa chất, độc tố tự nhiên và do thực phẩm hư hỏng, biến chất. Ở dịp Tết nên cẩn trọng đề phòng nhất là dư lượng thuốc BVTV có trong hoa quả, rau, hàn the có trong giò, chả do người sản xuất cố tình đưa vào sử dụng nhằm giữ thực phẩm lâu hơn. Với vai trò đầu mối phối hợp giữa các ngành, cơ quan chuyên môn trong hoạt động đảm bảo chất lượng VSATTP, chi cục VSATTP đã tham mưu cho BCĐ liên ngành đảm bảo VSATTP ban hành Kế hoạch số 1812 về triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Ất Mùi và mùa lễ hội xuân 2015 phục vụ nhân dân đón Tết, vui xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe, đồng thời ổn định sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Bên cạnh đó, chi cục thành lập đoàn  thanh, kiểm tra chuyên đề ATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, trọng tâm là các cơ sở kinh doanh, sản xuất suất ăn sẵn phục vụ đám cưới, đám hỏi, liên hoan đông người…

 

Vấn đề tuyên truyền bảo đảm ATTP cũng được đẩy mạnh đến người nội trợ, người trực tiếp chọn mua, chế biến thực phẩm cho gia đình, người tiêu dùng thực phẩm, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, chính quyền các cấp, nhà quản lý với các nội dung tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của thực hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm và bệnh lây truyền qua đường thực phẩm; tuyên truyền, phổ biến, giám sát việc thực hiện điều kiện cơ sở kiến thức và sức khỏe của người trực tiếp chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn trong chế biến, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh, sử dụng thực phẩm và phụ gia góp phần giảm thiểu ngộ độc thực phẩm.

 

Thực hiện biện pháp quản lý ATTP, công tác thanh, kiểm tra đảm bảo ATTP đang triển khai đồng loạt trên phạm vi toàn tỉnh, tập trung vào các mặt hàng sử dụng nhiều trong dịp Tết, lễ hội như thịt, sản phẩm từ thịt, rượu, bia, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ quả, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đồng thời phối hợp tuyên truyền, giáo dục các kiến thức về ATTP. Qua đó kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm, hạn chế ngộ độc và các bệnh truyền qua đường thực phẩm. Đợt thanh, kiểm tra còn tiếp tục kéo dài đến ngày 15/2 tức ngày 27/12 âm lịch. Theo kế hoạch, các đoàn của tỉnh tập trung thanh, kiểm tra những cơ sở có số lượng lớn, chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Đối với cơ sở vừa và nhỏ do cấp huyện, xã kiểm tra, đối với cơ sở dịch vụ ăn uống kiểm tra theo phân cấp quản lý.

 

Cơ quan chuyên môn khuyến cáo, dịp Tết, các gia đình thường hay mổ lợn tại nhà, đánh tiết canh để ăn. Lưu ý bà con không được tiết canh sống để phòng mối nguy ngộ độc thực phẩm gây chết người. Thói quen trữ thực phẩm ngày Tết cũng nên hạn chế, nếu có, chỉ dự trữ lượng vừa phải, bảo quản đúng cách đối với thịt các loại là bỏ vào ngăn đông dưới 0oC, để rã đông trước khi chế biến, rau quả cần bọc giấy, nilon bảo quản trước khi để vào ngăn mát. Để phòng ngừa ngộ độc rượu trong dịp Tết, không uống cồn công nghiệp vì có thể gây mù mắt và tử vong, không lạm dụng rượu, bia trong ngày Tết, không uống rượu ngâm với rễ cây hay phủ tạng động vật không rõ độc tính hay kinh nghiệm cá nhân, không uống rượu khi không biết rõ nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị, trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu, bia. Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm màu trắng, không ăn thử nấm, loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ. Người tiêu dùng chọn mua thực phẩm an toàn, đọc nhãn mác sản phẩm, cách chế biến, bảo quản thực phẩm.

                                                                     

 

                                                         

                                                                    Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục