Nhìn từ ngoài đã thấy sự xuống cấp của trạm y tế xã Mỵ Hòa.

Nhìn từ ngoài đã thấy sự xuống cấp của trạm y tế xã Mỵ Hòa.

(HBĐT) - Được đầu tư xây dựng từ năm 1999, Trạm y tế xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) không chỉ đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho người dân trong xã mà còn là địa chỉ khám bệnh quen thuộc của một số hộ dân tiếp giáp thuộc xã Thanh Nông (Lạc Thủy). Tuy nhiên, nhiều năm trở đây, trạm y tế xã Mỵ Hòa đã xuống cấp, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chuyên môn của đội ngũ y, bác sỹ nơi đây.

 

Theo hướng dẫn của đồng chí Bùi Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Mỵ Hòa, chúng tôi đến trạm y tế xã. Trạm có một dãy nhà cấp 4 chia thành 8 phòng, có tường bao nhưng không có biển hiệu, nhìn từ ngoài nếu để ý kỹ sẽ thấy tường trạm bị bong tróc nhiều chỗ, nhất là ở góc và cạnh tường. Vào trong trạm, trên tường các phòng cũng đã bị bong tróc vôi ve, nhiều chỗ rêu mốc loang lổ, nền nhà luôn ẩm ướt, đó là nước mưa chảy theo mái, ngấm vào tường chảy vào trong phòng. Những y, bác sỹ ở đây cho biết, ban đầu trạm cũng có biển hiệu nhưng do lâu ngày bị hư hỏng nên buộc phải tháo đi để tránh  nguy hiểm.

 

Trạm y tế xã Mỵ Hòa có 8 y - bác sỹ, trong đó có 1 bác sỹ, trung bình mỗi năm trạm khám - chữa bệnh cho từ 4.000 - 5.000 lượt người bệnh. Với việc cơ sở hạ tầng được đầu tư, đội ngũ y, bác sỹ đạt chuẩn, chất lượng khám - chữa bệnh đảm bảo, năm 2007, trạm y tế xã Mỵ Hòa được công nhận trạm chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, qua chu kỳ 5 năm, đến nay, trạm vẫn chưa được công nhận lại. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do cơ sở vật chất của trạm chưa đạt yêu cầu.

 

Cơ sở vật chất xuống cấp không chỉ ảnh hưởng thành tích chung của trạm mà còn ảnh hưởng lớn đến hoạt động chuyên môn của đội ngũ y - bác sỹ ở đây. Bà Nguyễn Thị Nguyệt Nga, Trạm trưởng Trạm y tế xã Mỵ Hòa cho biết: Trạm có 8 phòng chức năng, tuy nhiên, do được đầu tư xây dựng đã lâu nên các phòng đều xuống cấp. Tường và mái nhà đều bị bong tróc vôi vữa, nhiều khi y, bác sỹ đang làm việc thì cả mảng tường rơi xuống. Ngày nắng còn đỡ, vào những ngày mưa, nước mưa ngấm từ mái và tường chảy vào phòng lênh láng. Thực tế này buộc trạm phải dồn nhiều phòng chức năng vào với nhau như phòng khám sản đồng thời cũng là phòng lưu hồ sơ, để thiết bị y tế và đồng thời cũng là phòng để máy tính dữ liệu của trạm, phòng tư vấn đồng thời cũng là phòng thủ thuật và KHHGĐ. Đặc biệt, việc lưu hồ sơ, sổ sách hoặc các thiết bị y tế rất vất vả vì phòng thường xuyên ẩm mốc nên hầu hết những văn bản, sổ, sách của phòng phải xếp vào hộp bìa các tông để lưu giữ. Khổ nhất vẫn là phòng lưu bệnh nhân, trong năm 2014, trạm có khoảng gần 1.000 lượt người điều trị nội trú. Với điều kiện cơ sở vật chất xuống cấp như vậy, những bệnh nhân điều trị nội trú ở trạm rất vất vả, những ngày thường không sao, những ngày mưa gió, phòng bệnh nước tràn vào, sàn nhà lúc nào cũng ướt, chăn gối ẩm mốc, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị, phục hồi của người bệnh. Trước sự xuống cấp của trạm, nhân dân trong xã đã đóng góp vật liệu và bỏ ngày công trát lại tường nhưng thực tế vẫn không khá hơn được.

 

Bên cạnh đó, thiết kế của trạm cũng có bất cập. Theo những y, bác sỹ ở đây, do các phòng chức năng chật chội nên hàng tháng việc tiêm chủng cho trẻ em được trạm tổ chức tại sảnh, tận dụng khoảng sân phía trước. Tuy nhiên vào những ngày nắng thuận lợi nhưng nếu vào ngày mưa, toàn bộ phần sân trước trạm bị ngập nước do thiết kế đường vào trạm cao hơn phần sân trong trạm nên nước đều đổ dồn vào sân của trạm. Thực tế này gây nhiều khó khăn không chỉ cho đội ngũ cán bộ y tế xã mà còn với cả người dân khi đưa con em đi tiêm chủng hoặc đến khám tại trạm.

 

Trước những khó khăn trên, mới đây, UBND xã Mỵ Hòa đã có văn bản gửi UBND huyện đề nghị tạo điều kiện về quỹ đất để xây dựng trạm y tế mới đảm bảo hơn. Chính vì vậy, trong thời gian tới, cấp ủy Đảng, chính quyền, tập thể y, bác sỹ trạm y tế xã Mỵ Hòa mong sớm có sự quan tâm, đầu tư của các cấp, ngành để trạm y tế xã được đầu tư,  nâng cấp, sửa chữa, đáp ứng nhu cầu khám - chữa bệnh của người dân.

 

 

 

                                                                                        P.V

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục