Người tiêu dùng nên mua thịt ở những quầy trong chợ đã qua kiểm dịch.

Người tiêu dùng nên mua thịt ở những quầy trong chợ đã qua kiểm dịch.

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) được cả xã hội quan tâm. Nhiều bà nội trợ trước khi ra chợ đều có suy nghĩ nên chọn thực phẩm an toàn nào? Băn khoăn về vấn đề này chúng tôi đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản.

 

PV: Đồng chí đánh giá như thế nào về thực trạng rau, thịt tiêu thụ trên địa bàn tỉnh?

 

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài: Trong những năm qua, tình hình VSTP trên địa bàn tương đối an toàn, không xảy ra vụ ngộ độc lớn. Trong chăn nuôi không có chất cấm, trong trồng trọt thuốc bảo vệ thực vật dưới mức cho phép, dư lượng kháng sinh ít. Tuy nhiên, trong khâu chế biến có vi phạm nhỏ. Từ đầu năm đến nay, Chi cục quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã kiểm tra 49 mẫu thực phẩm. Trong đó 10 mẫu quả, 15 mẫu rau, 5 mẫu thịt lợn, 5 mẫu thịt gà, 10 mẫu giò, chả và 4 mẫu thủy sản. Qua kiểm tra đánh giá, khâu sản xuất thực phẩm trên địa bàn tỉnh tương đối an toàn. Chỉ có 5 mẫu vi phạm là giò, chả có dung lượng hàn the vượt mức cho phép. Đoàn kiểm tra đã truy xuất nguồn gốc và tiêu hủy, xử phạt cơ sở vi phạm 6, 5 triệu đồng. Trong năm 2014, Chi cục cũng kiểm tra 10 mẫu thủy sản, trong đó có 5/10 mẫu cá khô biển vi phạm sử dụng thuốc diệt ruồi, muỗi.

 

PV: Đồng chí cho biết người tiêu dùng có thể nhận biết thực phẩm an toàn như thế nào?

 

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài: Đối với thịt bò, lợn, người tiêu dùng nên mua trên quầy, sạp trong chợ, không mua ở vỉa hè chưa qua kiểm dịch. Thịt lợn tươi có màu hồng, mỡ trong, thớ thịt săn, da mỏng, sờ tay vào thấy hơi dính, ấn tay vào không để lại vết lõm trên thịt. Thịt bò tươi có sắc đỏ hồng, thớ thịt nhỏ, mịn, gân trắng, mỡ vàng tươi, thịt bê có mỡ trắng.

 

Đối với gà, vịt có màu sắc tự nhiên, màu trắng ngà hoặc vàng tươi. Da lành lặn, không có vết bầm tím, chưa có mùi ôi hoặc mùi lạ. Gà, vịt làm sẵn rất khó nhận biết có phải là thực phẩm tươi. Tốt nhất người tiêu dùng nên mua ở hàng quen hoặc mua gà, vịt sống nhờ người bán làm thịt. Gà làm sẵn bị bơm nước có độ bóng rõ, sờ tay vào thịt không được phẳng đều, giống bị phù. Dùng tay vỗ vào thân thịt có tiếng bồm bộp, khi chế biến nước chảy ra nhiều, dưới cánh có vết kim màu đen.

 

Với rau, củ, quả nên chọn mua theo mùa vụ, có màu sắc tự nhiên, nguyên vẹn, không bị dập nát vì dễ bị vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập. Cần khoét bỏ kỹ các chỗ bị dập nát trước khi chế biến. Vào mùa nắng nên giảm bớt ăn rau lá vì côn trùng gây hại rau nhiều hơn mùa mưa nên người trồng rau phun thuốc nhiều và lượng thuốc thường tồn dư lại trên rau ít bị mưa rửa trôi. Các loại rau ăn lá có dư lượng thuốc trừ sâu thường thuộc họ cải như cải canh, cải bắp, cải ngọt, cải thảo...  Các loại rau, củ có màu xanh đậm hoặc kích cỡ to khác thường là do nơi sản xuất lạm dụng thuốc kích thích tăng trưởng hoặc sử dụng hóa chất có tính độc hại.

 

Đối với cá, tôm hải sản nên mua khi còn tươi sống. Cá tươi có miệng ngậm kín, thân cá rắn chắc, đàn hồi, khi ấn tay lên thân không để lại vết ấn ngón tay, mắt cá không đục, vảy cá óng ánh vẫn bám chặt với thân, cá không có dịch và mùi hôi ươn khó chịu, mang cá khép chặt có màu đỏ tươi không bị nhớt, bụng cá không bị phình hoặc vỡ.

 

Đối với thực phẩm công nghiệp chỉ mua khi hộp hoặc bao bì còn nguyên vẹn, không rỉ sét méo mó, còn hạn sử dụng, nắp hộp không bị phồng hoặc lõm vào, bao bì không bị rách. Không mua thực phẩm không có nhãn mác số đăng ký tiêu chuẩn. Cảnh giác với hàng giá rẻ vì có thể gần hết hạn sử dụng hoặc có vấn đề ATVSTP ở nơi sản xuất cần phải tiêu thụ nhanh.

 

PV: Thưa đồng chí, trong thời gian tới, cơ quan quản lý Nhà nước có những giải pháp gì để kiểm soát tốt nguồn thực phẩm?

 

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài: Trước mắt trong năm nay mục tiêu giảm 10% tỷ lệ mẫu không ATTP so với năm 2014. Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra 100% cơ sở xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản), giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản và các chợ đầu mối nông sản. Tổ chức ký cam kết và kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã cam kết. Công khai 100% cơ sở loại C (cơ sở không an toàn) và tái kiểm tra các cơ sở này. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở, vùng sản xuất rau, thịt an toàn như su su (Tân Lạc), rau hữu cơ Lương Sơn, bí xanh Yên Thủy, trang trại lợn Yên Thủy, Lạc Thủy.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

 

 

 

 

                                                               Việt Lâm (Thực hiện)

 

 

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục