Cán bộ Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Kim Bôi kiểm tra, giám sát tình hình bệnh dại tại xã Hợp Kim (huyện Kim Bôi).

Cán bộ Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Kim Bôi kiểm tra, giám sát tình hình bệnh dại tại xã Hợp Kim (huyện Kim Bôi).

(HBĐT) - Mùa hè nắng, nóng là lúc dễ bùng phát bệnh dại trên chó, mèo và mới bước vào đầu mùa hè năm 2015 đã có trường hợp người tử vong vì bị chó dại cắn. Tăng cường các biện pháp phòng - chống và nâng cao ý thức của người dân có thể kiểm soát và khống chế dịch bệnh dại.

 

Nỗi đau từ sự chủ quan

 

Bà Bùi Thị Bích, xóm Trò, xã Hợp Kim (Kim Bôi) nghẹn ngào kể lại: Ngày 14/2, chồng bà là ông Bùi Văn Lin, 58 tuổi bị chó nhà cắn vào tay. Gia đình khuyên ông đi tiêm phòng nhưng ông chủ quan vì nghĩ chó nhà mình nuôi, không sao nên đã tự rửa vết thương chó cắn bằng rượu. Sau đó, vì gia đình có việc nên đem con chó đi thịt không nghĩ đến giữ con chó để theo dõi. Mọi việc bẵng đi, không ai nghĩ gì đến chuyện ông Lin bị chó cắn nữa cho đến ngày 22/3, ông Lin thấy trong người bồn chồn, cơ thể mệt mỏi, nằm không yên và không ăn uống được gì. Ông và gia đình nghĩ do ông đi dự 2 đám cưới trong làng về lại gặp mưa nên bị cảm. Đến sáng ngày 23/3, ông Lin mệt hơn rồi liên tục nôn, khát nước, không thể ăn uống được gì. Lúc này gia đình mới đưa ông vào Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi cấp cứu. Tại bệnh viện, sau khi thăm khám, bác sĩ hỏi về tiền sử ông có bị chó cắn không gia đình mới nhớ lại sự việc của hơn 1 tháng trước. Thời điểm nhập viện, bệnh của ông Lin đã nặng nên bệnh viện huyện Kim Bôi chuyển ông lên tuyến trên để tiếp tục điều trị. Tuy nhiên gia đình không chuyển ông lên bệnh viện Đa khoa tỉnh mà đưa ông đến nhà một thấy lang ở Lương Sơn để chữa bằng các bài thuốc dân gian. Thấy ông Lin sau khi dùng thuốc không còn nôn nữa nên gia đình đã đưa ông về nhà điều trị. Tuy nhiên đến 16h cùng ngày thì ông Lin tiếp tục bị nôn, sùi bọt mép, người lạnh tím tái. Gia đình lúc này mới đưa ông lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhưng tình trạng của ông đã quá nặng và ông đã tử vong sau đó một thời gian.

 

Có thể kiểm soát dịch bệnh từ chính ý thức của người dân

 

Bà Dương Thị Thư, Trưởng khoa kiểm soát dịch bệnh và HIV - Trung tâm Y tế dự phòng huyện Kim Bôi cho biết: Ngay sau khi biết tin ông Lin tử vong vì bị chó dại cắn,  Trung tâm Y tế Dự phòng huyện đã thành lập đoàn kiểm tra, giám sát tình hình bệnh dại tại xã Hợp Kim và có buổi làm việc với gia đình bệnh nhân tử vong. Bà Như cho biết thêm:  Năm 2014, xã Hợp Kim đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông về phòng - chống bệnh dại với 15 buổi tư vấn cho 87 lượt ngươi; 10 buổi thảo luận nhóm cho 50 người; 8 buổi nói chuyện lồng ghép cho 580 lượt người và 15 buổi tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của xã. Tuy đã chú trọng tăng cường truyền thông đến với người dân về phòng, chống bệnh dại nhưng người dân vẫn thường chủ quan vì nghĩ chó nhà nuôi lành nên không đi tiêm hay lại có quan niệm khi bị chó cắn đến thầy lang để thử vết cắn. Chính những việc làm đó đã khiến bệnh nhân bị chó dại cắn không được xử lý và điều trị kịp thời dẫn đến những hậu quả khôn lường như trường hợp ông Bùi Văn Lin đã tử vong vì chủ quan đó.

 

Không chỉ ở xã Hợp Kim mà nhiều địa phương khác trong tỉnh, người dân vẫn còn lơ là trong tiêm phòng chó dại. Từ năm 2010 đến nay, mỗi năm, tỉnh ta ghi nhận từ 2 – 3 trường hợp tử vong do bệnh dại. Riêng năm 2013 tăng đột biến 8 ca. Năm 2014, toàn tỉnh có 2.060 người đi tiêm phòng dại và có 3 trường hợp tử vong do bệnh dại. Trước thực trạng đó, ngành Y tế chú trọng đẩy mạnh truyền thông về bệnh dại; tập huấn cho cán bộ y tế huyện, xã trong công tác giám sát, phát hiện, chuẩn bị đầy đủ huyết thanh và vắcxin, tư vấn tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại cho người dân.

 

Bác sĩ Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Kim Bôi cho biết: Trong những ngày nắng nóng, nhất là thời điểm nhiệt độ có nơi lên đến 400C, vi rút dại trên đàn chó, mèo rất dễ bùng phát. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong với người và động vật gần như 100%. Để hạn chế đến mức thấp nhất bệnh dại phát sinh lây lan trong cộng đồng cần tăng cường trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống bệnh dại; nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của cộng đồng và các biện pháp phòng, chống bệnh dại; thực hiện chương trình kiểm soát đàn chó, mèo, thường xuyên tiêm phòng dại; tăng cường công tác giám sát bệnh dại; điều trị sau khi bị chó nghi dại cắn đúng và kịp thời.

 

 

                                                            Hồng Duyên – Hồng Dung

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục