Toàn cảnh hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo.

(HBĐT) - Trong 2 ngày 16-17/10, tại Hà Nội, Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế tổ chức hội thảo truyền thông về bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh cho cán bộ truyền thông về bình đẳng giới, cán bộ DS-KHHGĐ; phóng viên một số cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, Hà Nội và 10 tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao.

 

Tại hội thảo, các đại biểu nắm bắt được tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Theo đó, những năm gần đây, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh toàn quốc có chiều hướng tăng cao. Năm 2006 có 109 bé trai/100 bé gái và đến năm 2014 có 119 bé trai/100 bé gái. Trong đó, 10 tỉnh, thành phố xảy ra mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất là Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Hòa Bình, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc. Nguyên nhân của thực trạng trên là do phong tục tập quán, tâm lý truyền thống xã hội, tư tưởng phải có con trai nối dõi; do tính chất công việc phải đòi hỏi lao động cơ bắp của con trai cũng như việc phát triển của các dịch vụ y tế hiện đại, các điều kiện chuẩn đoán giới tính trước sinh và phá thai chọn lọc giới tính khi sinh... Các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề về thực trạng và các giải pháp về mất cân bằng giới tính khi sinh như: tỷ số mất cân bằng giới khi sinh gia tăng ở cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn; mất cân bằng giới tập trung trong lần sinh đầu tiên và lần sinh cuối; tỉ số giới tính khi sinh cao ở nhóm phụ nữ có trình độ học vấn cao;… Tình trạng mất cân bằng giới khi sinh có nhiều tác động tiêu cực lên sự bình đẳng giới trong lao động việc làm, chính trị, giáo dục, công tác chăm sóc sức khỏe và đời sống gia đình.

 

Thông qua hội thảo, cán bộ truyền thông về bình đẳng giới, DS - KHHGĐ tại các tỉnh, thành học hỏi được nhiều phương pháp hiệu quả để áp dụng, chia sẻ, tăng cường công tác truyền thông về bình đẳng giới, MCBGTKS hiệu quả tại các địa phương.

 

                                                                    Hồng Ngọc

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục