(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu là mọi trẻ em đều được bảo vệ để giảm nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

 

Chương trình chú trọng bảo vệ trẻ em để không bị xâm hại. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

 

Chương trình phấn đấu sẽ giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống còn 5% trên tổng số trẻ em so với đầu kỳ; giảm tỷ lệ gia tăng số trẻ em bị xâm hại. 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

 

Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình sẽ thực hiện truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho chính quyền các cấp, các tổ chức, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em; củng cố hệ thống tổ chức, nhân lực và nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

 

Đồng thời, nâng cao năng lực, hoàn thiện thể chế về bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên trong quá trình tố tụng hình sự, dân sự và xử lý vi phạm hành chính; phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên nghiệp, có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu cần sự bảo vệ của mọi trẻ em như xây dựng các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, bao gồm cả công lập và ngoài công lập đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ trẻ em…

 

Đối tượng Chương trình hướng tới là trẻ em và người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn trên phạm vi toàn quốc.

 

Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Việc triển khai Chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 đã thúc đẩy và đặt nền móng cho việc bảo vệ trẻ em. Qua 5 năm triển khai Chương trình đã đạt được một số kết quả nhất định, các dịch vụ bảo vệ trẻ em phát triển đa dạng, hệ thống bảo vệ trẻ em được củng cố với các thành phần cơ bản. Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giảm từ 6% năm 2011 xuống 5,6% năm 2015; 70% trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp, 85% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển tốt hơn…

                                                                                                    

 

                                                                        PV (TH)

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Mô hình “nồi cháo chia sẻ”, “bếp ăn tình thương” đã cấp phát 6.856 suất cơm, cháo cho bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh  và huyện Đà Bắc. ảnh chụp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
ĐV-TN huyện Kỳ Sơn tham gia làm đường tại xóm Dối, xã Dân Hạ  thiết thực hưởng ứng chương trình tình nguyện mùa đông.
Không có hình ảnh

Cộng đồng chung sức thực hiện mục tiêu “90-90-90”

(HBĐT) - Tháng Hành động quốc gia phòng - chống HIV/AIDS năm 2015 được tổ chức từ ngày 10/11 - 10/12/2015 với chủ đề: “Hướng tới mục tiêu 90 - 90 - 90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam”. Đó là có 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Ba mục tiêu này được gọi là “Mục tiêu 90 - 90 - 90” của Liên hợp quốc.

Mai Châu nỗ lực phòng, chống HIV

(HBĐT) - Mai Châu là địa phương có người nhiễm HIV cao thứ 2 của tỉnh với 283 người nhiễm HIV (hiện có 115 người sống), 18/23 xã, thị trấn có người nhiễm HIV. Chính vì vậy, trong những năm qua, công tác phòng - chống HIV/AIDS luôn được huyện chú trọng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực.

Triển khai nhiều hoạt động ngăn chặn lây truyền HIV từ mẹ sang con

(HBĐT) - Trong những năm qua, một trong những thách thức lớn của đại dịch HIV/AIDS là tình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, trong quá trình sinh con và cho con bú. Việc ngăn ngừa và hạn chế lây truyền HIV từ mẹ sang con là một mục tiêu có thể thực hiện được và mang ý nghĩa sâu sắc về mặt xã hội và nhân đạo.

Người nhiễm HIV không bị giới hạn nơi khám, chữa bệnh BHYT

(HBĐT) - Theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT ban hành ngày 13/6/2014, từ ngày 1/1/2016 người tham gia BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh và được hưởng BHYT theo quy định như đúng tuyến.

Huy động các nguồn lực xã hội trợ giúp nạn nhân chất độc da cam/dioxin

(HBĐT) - Trong những năm qua, các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể và nhân dân tỉnh ta đã tích cực tham gia chăm lo, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam /dioxin. Các chế độ, chính sách theo quy định được triển khai thực hiện, các trường hợp có đầy đủ giấy tờ theo quy định được giải quyết khẩn trương, nhanh chóng. Hội Nạn nhân chất độc da cam / dioxin tỉnh được thành lập và nhanh chóng phát triển tổ chức đến cấp huyện, cấp xã tập trung chăm lo, bảo vệ quyền lợi, trợ giúp khó khăn cho các nạn nhân. Phong trào “Đền ơn - đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” từ nhiều năm qua đã được phát huy cao độ trong cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, huy động các nguồn lực xã hội trợ giúp nạn nhân chất độc da cam /dioxin.

Huyện Yên Thủy thực hiện bình đẳng giới trong lao động, việc làm

(HBĐT) - Để phụ nữ được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng các nguồn lực kinh tế, bình đẳng giới về cơ hội tham gia SX -KD, Hội LHPN huyện Yên Thủy phối hợp với HND huyện thành lập được 3 tổ hợp tác về trồng bưởi da xanh, trồng bưởi Diễn ở xã Ngọc Lương có 40 hộ tham gia; thành lập tổ liên kết trồng rau sạch tại xóm Chóng - xã Yên Lạc có 16 thành viên tham gia; duy trì 2 tổ hợp tác trồng mía gồm 80 thành viên ở xã Đa Phúc và Hữu Lợi, hàng năm cung cấp hàng trăm tấn mía nguyên liệu cho Nhà máy đường Việt - Đài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục