Cán bộ Trạm thú y thành phố Hòa Bình tiêm phòng vắcxin cho đàn lợn tại xã Sủ Ngòi.
(HBĐT) - Sau diễn biến phức tạp của đợt rét đậm, rét hại, đàn gia súc của tỉnh trong tình trạng suy giảm sức khỏe. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở mức độ cao. Theo Chi cục Thú y và chăn nuôi, trên địa bàn tỉnh xuất hiện bệnh LMLM trâu, bò và tại một số huyện Tân Lạc, Mai Châu, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình. Một số bệnh, dịch khác xảy ra lẻ tẻ.
Trong khi đó, trên phạm vi cả nước, dịch cúm gia cầm tuýp A /H5N6 đã và đang xảy ra ở các tỉnh Nghệ An, Trà Vinh, dịch LMLM gia súc xuất hiện ở các tỉnh: Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đắk Lắk. Đây là thời điểm cấp bách tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi. Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhiễm và lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm vào địa bàn, ngăn ngừa sự bùng phát các loại dịch bệnh, công tác tiêm phòng vụ xuân - hè năm 2016 đã triển khai kể từ đầu tháng 3 với diện tiêm bao gồm toàn bộ gia súc, gia cầm nuôi trong nhân dân (đặc biệt lưu ý những vùng ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao và vụ đông xuân vừa qua, tỷ lệ tiêm đạt thấp). Đối tượng và loại vắc xin tiêm phòng cụ thể: trâu, bò tiêm vắcxin LMLM và tụ huyết trùng; lợn tiêm vắcxin tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn, tụ dấu, tai xanh, lép tô; dê tiêm phòng vắcxin đậu dê, tụ huyết trùng; chó tiêm phòng bệnh dại; gia cầm tiêm phòng vắcxin cúm, tụ huyết trùng, niu cát xơn...
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, công tác tuyên truyền với nhiều hình thức sâu rộng giúp người dân hiểu các nguy cơ bệnh dịch, tính chất nguy hiểm của bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm, đồng thời hướng dẫn hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống. Hiện các địa phương kiện toàn BCĐ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, phân công thành viên phụ trách từng địa bàn, bám sát cơ sở nhằm phát hiện kịp thời dịch bệnh. Các biện pháp phòng, chống dịch được triển khai tích cực ở cấp cơ sở hiện nay là chủ động kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại hộ chăn nuôi. Các xã, thị trấn, đơn vị liên quan tổ chức tiêm phòng các loại vắcxin phòng, chống bệnh cho đàn gia súc, gia cầm vụ xuân - hè. Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật trên địa bàn và các chốt kiểm dịch động vật được đẩy mạnh, kiểm soát chặt tình hình vận chuyển động vật, sản phẩm động vật. Ngoài ra, môi trường chuồng trại chăn nuôi, ổ dịch cũ có nguy cơ phát dịch cao được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc thường xuyên và định kỳ.
Với một số nơi đang xảy ra bệnh trên đàn gia súc, địa phương chủ động triển khai các biện pháp bao vây, khoanh vùng ổ dịch, hạn chế nguy cơ lây lan và tổ chức khống chế dịch bệnh kịp thời, kiểm soát việc lưu thông, vận chuyển gia súc ra, vào địa bàn. Gia súc bệnh được nhốt cách ly và chăm sóc tại chuồng, không thả rông gia súc. Công tác phòng, chống khác cũng được thực hiện tích cực: tổng vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi, tiêm phòng bao vây 100% trâu, bò vùng có gia súc bệnh và điều trị khắc phục triệu chứng, chống kế phát để nhanh chóng đưa con vật trở lại trạng thái bình thường.
Đồng chí Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thú y và chăn nuôi khuyến cáo: Ngoài nguyên nhân sức khỏe gia súc bị giảm sút sau rét đậm, rét hại, một số bệnh trên đàn gia súc hiện nay có nguy cơ bùng phát do tỷ lệ tiêm phòng vắcxin còn thấp và là nơi ổ dịch cũ. Vì vậy, một trong các biện pháp phòng, chống dịch hữu hiệu cần được các cấp chính quyền cơ sở và người dân quan tâm, đẩy mạnh là tiêm phòng các loại vắcxin. Để phòng, chống dịch hiệu quả, mục tiêu phấn đấu đạt 100% gia súc, gia cầm trong diện tiêm và 80% trở lên so với tổng đàn đối với mỗi loại vắcxin. Thời gian tiêm phòng và phun khử trùng tiêu độc bắt đầu từ đầu tháng 3 và kết thúc vào tháng 4 trên phạm vi toàn tỉnh.
Bùi Minh
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giám định, thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT).
(HBĐT) - Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết.
(HBĐT) - Theo Thông tư số 57/2015/TT-BCT, chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất phải có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm (còn hiệu lực) do cơ quan có thẩm quyền cấp.
(HBĐT) - Những năm qua, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Sở Y tế, sự chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật của Vụ Sức khoẻ bà mẹ, trẻ em (BM-TE) (Bộ Y tế), các Viện đầu ngành về sản, nhi khoa và dinh dưỡng; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành có liên quan, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) của tỉnh đã thu được nhiều kết quả đáng kể. Đặc biệt, năm 2015, Trung tâm CSSKSS tỉnh và hệ thống CSSKSS trên toàn tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động theo đúng chức năng và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Triển khai đợt cao điểm hành động Năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ NN&PTNT phát động, trong 4 tháng (từ tháng 10/2015 - 2/2016), UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố tổ chức 21 đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tiến hành thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông - lâm - thủy sản. Kết quả, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện cơ sở buôn bán, sử dụng chất cấm Salubtamol, Vàng O trong chăn nuôi.
(HBĐT) - Khẳng định về vai trò của ngành bảo hiểm, đồng chí Bùi Văn Hân, Phó Giám đốc BHXH huyện Lạc Sơn cho biết: BHXH, BHYT là hai chính sách song hành, trụ cột của hệ thống an sinh xã hội giúp người dân giảm bớt gánh nặng khi tuổi già, ốm đau, tai nạn, thất nghiệp. Thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT góp phần bảo đảm đời sống cho người lao động, bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định chính trị, TTATXH trên địa bàn.