Cục phòng - chống HIV làm việc với Sở Y tế Hòa Bình.
(HBĐT) - Sáng 29/3, Cục phòng - chống HIV/AIDS đã có buổi làm việc với Sở Y tế, Trung tâm phòng - chống HIV/AIDS tỉnh về chương trình xây dựng và phát triển gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ Bảo hiểm y tế chi trả bao gầm gói khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân HIV/AIDS.
Trong bối cảnh các nguồn viện trợ cho HIV/AIDS đã và đang bị cắt giảm, Chính phủ xác định giải pháp tài chính bền vững và lâu dài nhất cho HIV/AIDS là chuyển đổi chi trả cho chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sang nguồn bảo hiểm y tế (BHYT). Muốn vậy, cần phải khẩn trương kiện toàn các cơ sở điều trị đủ điều kiện thanh toán BHYT, đồng thời tăng độ bao phủ BHYT ở người nhiễm HIV.
Hòa Bình là một trong 5 tỉnh đi đầu trong việc kiện toàn hệ thống chăm sóc điều trị HIV/AIDS. Tính đến 31/12/2015, toàn tỉnh có lũy tích 1.828 người nhiễm HIV (trong đó số tử vong là 875 bệnh nhân, còn sống 953 người). Hiện nay, có 3 cơ sở điều trị HIV/AIDS ngoại trú người lớn và 1 phòng khám ngoại trú trẻ em và phụ nữ mang thai đang điều trị cho 894 bệnh nhân. 100% số cơ sở điều trị HIV/AIDS đang được vận hành và chi trả từ nguồn dự án quốc tế.
Theo kế hoạch của Sở Y tế và Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh, các cơ sở điều trị HIV/AIDS được kiện toàn, có đủ điều kiện ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội và thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV từ tháng 7/2016. Từ đó đảm bảo công tác điều trị HIV/AIDS được bền vững. Kể cả khi các nguồn viện trợ bị cắt giảm, người nhiễm HIV vẫn được tiếp tục khám, chữa bệnh HIV/AIDS qua quỹ Bảo hiểm y tế.
Hồng Dung
(Trung tâm Truyền thông GDSK)
(HBĐT) - Tuần qua, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cứu sống bé trai 11 tuổi bị đuối nước. Theo nhận định, có được kết quả này một phần do bé trai rất may mắn được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả. Một phần do được các thầy thuốc bệnh viện điều trị, chăm sóc tích cực.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, các cấp, ngành của tỉnh đã quan tâm đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL). Tuy nhiên, các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đang len lỏi trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc đa dạng hình thức truyền thông, tăng cường kiểm tra việc thực thi Luật PCTHCTL nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày là cần thiết.
Một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang thiếu, tỷ lệ tiêm chủng không đạt theo kế hoạch và thấp hơn so với năm 2021, công tác mua sắm vaccine trong thời gian tới… là những thông tin được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2022 khu vực phía Nam ngày 23/5.
Sáng 23/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
(HBĐT) - Từ ngày 17- 22/5, Chi cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện tổ chức lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh tại các huyện Cao Phong, Lương Sơn và Yên Thuỷ. Đây là các địa phương đã được triển khai tập huấn và xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh năm 2022.
(HBĐT) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng, làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...