Toàn cảnh hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 24/3, Ban chỉ đạo phòng chống dịch tổ chức hội nghị phổ biến triển khai kế hoạch chiến dịch bổ sung vắc xin Sởi- Rubella cho đối tượng 16-17 tuổi. Đến dự có đại diện các sở, ban, ngành thuộc Ban chỉ đạo phòng chống dịch và các đơn vị trực thuộc Sở y tế.
Theo kế hoạch, trong thời gian tới ngành triển khai tiêm chủng bổ sung tại 210 xã, phường, thị trấn cho các đối tượng trong trường học, là học sinh lớp 11, 12 THPT và đối tượng ngoài trường học đang sinh sống tại cộng đồng. Các đối tượng có ngày sinh từ 1/1/1998 đến ngày 31/12/1999 không kể những người có tiền sử được tiêm chủng vắc xin Sởi- Rubela (MR) hoặc vắc xin sởi - Quai bị - Rubella (MMR) trước đó. Ngoài ra những phụ nữ có thai, nghi ngờ có thai, người hoãn tiêm, chống chỉ định với vắc xin Sởi- Rubella theo nhà sản xuất cũng không thuộc diện tiêm đợt này. Dự kiến đợt này tiêm chủng cho 25.000 đối tượng đạt trên 90% người trên toàn tỉnh. Kết thúc chiến dịch trước tháng 4/2016.
Theo kế hoạch, ngành y tế là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo chiến dịch điều hành các hoạt động chuyên môn, tổ chức tập huấn, cung cấp tài liệu, thiết lập các điểm tiêm chủng, chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn cho các đối tượng tiêm chủng. Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh, lập danh sách đối tượng. Sở Tài chính bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động triển khai, Sở Thông tin và truyền thông phối hợp với Sở Y tế tăng thời lượng tuyên truyền về mục tiêu lợi ích của chiến dịch. Các ban, ngành, đoàn thể phổ biến, quán triệt và giao nhiệm vụ cụ thể cho các tập thể, cá nhân triển khai. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng phối hợp với phòng y tế xây dựng kế hoạch cụ thể ở địa phương, bố trí kinh phí hỗ trợ cho hoạt động tại các đơn vị.
Việt Lâm
(HBĐT) - Sau diễn biến phức tạp của đợt rét đậm, rét hại, đàn gia súc của tỉnh trong tình trạng suy giảm sức khỏe. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở mức độ cao. Theo Chi cục Thú y và chăn nuôi, trên địa bàn tỉnh xuất hiện bệnh LMLM trâu, bò và tại một số huyện Tân Lạc, Mai Châu, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình. Một số bệnh, dịch khác xảy ra lẻ tẻ.
(HBĐT) - Kim Bôi - Mường Động vùng đất nên thơ, tình người đôn hậu đang sở hữu nguồn nước khoáng được ví là “vàng trắng” tạo nên những sắc thái, lợi thế cạnh tranh riêng biệt cho miền quê này “cất cánh”, hứa hẹn tương lai tươi sáng. Không rõ từ khi nào, người ta đã phát hiện ra nguồn nước khoáng dồi dào, bất tận ở Kim Bôi.
(HBĐT) - Khai thác nguồn nước mang lại hiệu quả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện Đà Bắc. Chính vì vậy, trong những năm qua, cùng với sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, sự đồng lòng của nhân dân, việc sử dụng nguồn nước nơi đây đang phát huy hiệu quả.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Đức Chung, Phó Chủ tịch xã Yên Thượng chia sẻ: Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Cao Phong. Xã có 12 xóm với 594 hộ, 2.469 nhân khẩu, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 99%. Với diện tích trên 1.700 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp có 482 ha. Là xã thuần nông, trong đó, cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, mía và chăn nuôi. Trong những năm gần đây, với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành, hệ thống hạ tầng của xã được đầu tư, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt. Đảng ủy, UBND, các ban, ngành, đoàn thể xã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, đời sống người dân chuyển biến tích cực.
(HBĐT) - Bộ Y tế vừa ban hành Công văn số 978/BYT-BH hướng dẫn thực hiện Thông tư số 40/2015/TT-BYT về tuyến của một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế và sử dụng giấy hẹn khám lại. Theo đó:
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giám định, thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT).