(HBĐT) - Về công tác tẩy độc, khắc phục ô nhiễm môi trường: Tác hại ô nhiễm môi trường trên mặt đất do chất độc da cam (CĐDC) tại các vùng phun rải trong chiến tranh sau hơn 40 năm về cơ bản đã bị mưa, nắng rửa trôi, phân huỷ. Tuy nhiên, ô nhiễm tại các khu căn cứ cũ của Mỹ và đồng minh, nơi tập trung, pha chế, đổ thải, chôn lấp, tiêu huỷ CĐDC vẫn còn rất nặng nề, chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây tác hại đến môi trường, sinh thái và con người.

 

Theo nghiên cứu của Công ty Hatfield Consultants, West Vancouver Canada (2004 - 2009) tại Nam Việt Nam, sau chiến tranh còn khoảng 28 “điểm nóng” có nguy cơ tiềm ẩn gây tác hại đến môi trường, sinh thái và con người, trong đó, 3 “điểm nóng” đã được khẳng định là các sân bay: Đà Nẵng, Biên Hoà (Đồng Nai), Phù Cát (Bình Định).  

Đảng, Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo hoạt động khoa học và nỗ lực hợp tác nghiên cứu tẩy độc, khắc phục ô nhiễm CĐDC/dioxin tại các điểm nóng.  

- ở sân bay Đà Nẵng: Tháng 8/2012, cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ cùng Bộ Quốc phòng Việt Nam khởi động Dự án tẩy độc triệt để các khu vực ô nhiễm CĐDC/dioxin trong sân bay bằng công nghệ giải hấp phân huỷ nhiệt của Mỹ... Cuối năm 2015, Dự án đã hoàn thành giai đoạn I, xử lý triệt để khoảng 45.000m3 đất, bùn ô nhiễm. Đây là công trình đầu tiên trên thế giới được triển khai với quy mô lớn nhất, mức độ ô nhiễm nặng nhất và thời gian dài nhất. Giai đoạn II sẽ được tiếp tục thực hiện xử lý khoảng trên 50.000 m3 bùn, đất ô nhiễm. Theo kế hoạch dự kiến, Dự án sẽ hoàn thành vào tháng 3/2018.  

- Ở sân bay Phù Cát: Năm 2012, BCĐ quốc gia khắc phục hậu quả CĐHH phối hợp với quỹ Môi trường toàn cầu quốc tế (GEF) thông qua cơ quan Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam sử dụng công nghệ chôn lấp cô lập trên 7.500m3 đất ô nhiễm có nồng độ ô nhiễm trên 1.000ppt theo tiêu chuẩn quy định của Việt Nam và Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ. Công trình đã xây dựng hệ thống quan trắc nước ngầm, nước mặt và không khí cho thấy nồng độ các chất thải ô nhiễm trong các khu vực dưới ngưỡng cho phép, không còn nguy cơ tác hại đến môi trường, sinh thái và con người...  

- Ở sân bay Biên Hoà: Theo kết quả khảo sát của các nghiên cứu khoa học, mức độ ô nhiễm CĐDC/dioxin tại sân bay Biên Hòa nặng nề và phức tạp nhất. Khu vực ô nhiễm rộng, phân tán, các hồ, vũng trũng rải rác, hướng lan toả khó xác định. Sân bay ô nhiễm nằm ngay trong thành phố, sát cạnh sông Đồng Nai, ô nhiễm có nguy cơ phát tán rộng trong khu vực. Tổng số đất, trầm tích ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép cần phải xử lý khoảng 300.000 m3, trong đó có 2 khu vực đã được Bộ Quốc phòng xử lý bằng công nghệ chôn lấp. Năm 2013- 2014, thông qua UNDP, tổ chức GEF đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng công trình chống lan toả tạm thời dioxin trong khu vực liên quan đến khoảng 120.000 người dân đang sinh sống trong vùng có nguy cơ cao chịu tác động của ô nhiễm. Trong cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama (tháng 7/2013), phía Mỹ đã cam kết phối hợp đánh giá môi trường tại sân bay Biên Hoà trong năm 2016 - 2017 để làm cơ sở lựa chọn công nghệ và bảo đảm tài chính xử lý triệt để ô nhiễm dioxin.

  (Còn nữa)

                                                            P.V (TH)

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục