(HBĐT) - Trong chuyến công tác đến các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, chúng tôi ghé thăm Đà Nẵng, thưởng thức cảnh đêm trên sông Hàn thơ mộng và khám phá vẻ đẹp của cây cầu Rồng nổi tiếng đang ngự giữa dòng. Đêm ở sông Hàn thong dong trên cầu ngắm rồng phun lửa, phun nước thật tuyệt vời.


Cầu Rồng là minh chứng lịch sử cho sự kiện kỷ niệm 38 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng, là niềm tự nào của người dân Đà Thành. Với vị trí nằm bắc qua sông Hàn, cây cầu sừng sững, nổi bật giữa trung tâm thành phố. Cầu được khởi công xây dựng ngày 19/7/2009 với tổng kinh phí trên 1.500 tỷ đồng. Được thiết kế theo kiến trúc mang hình dáng một con rồng thời Lý như vươn mình bay ra biển lớn, một ý tưởng độc đáo thể hiện khát vọng ngày càng phát triển lớn mạnh của Đà Nẵng và tượng trưng cho nghệ thuật theo lối kiến trúc mới. Đuôi Rồng được thiết kế cách điệu giống như những bông hoa sen. Thân Rồng uốn lượn nhấp nhô thể hiện tư thế sẵn sàng muốn vươn ra biển lớn. Sự hoành tráng của cầu Rồng được thể hiện qua phần đầu có trọng lượng 194,1 tấn; phần thân rồng dài 530 m, nặng 8.405,1 tấn và phần đuôi rồng dài 19,37m, nặng 183,9 tấn; phần vảy rồng nặng 118,9 tấn… Cầu có chiều dài lên tới 666m, gồm 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn với chiều rộng 37,5 m, có thể chia 6 làn xe chạy song song một lúc. Công trình đảm bảo độ bền vững nhờ sức chịu đựng với sự hao mòn của thời gian.


Lý thú cảnh tượng cầu Rồng Đà Nẵng phun lửa vào mỗi tối cuối tuần, thu hút đông đảo người dân và khách du lịch đến xem.

Điểm đặc biệt là toàn bộ cầu được những người thợ sơn tới 5 lớp để chống ăn mòn, tác động của điều kiện tự nhiên, vừa tạo màu sắc cho thân rồng. Con rồng của Đà Thành không chỉ đẹp mà còn có khả năng phun lửa, phun nước định kỳ. Người dân và du khách đều có mong muốn được chứng kiến cảnh cầu Rồng phun nước, phun lửa theo nhạc với 3 kịch bản âm thanh kết hợp với hiệu ứng ánh sáng. Anh Hoàng Việt Anh, quê gốc ở tỉnh Hòa Bình đã định cư tại Đà Nẵng được 4 năm cho biết: "ở Đà Nẵng nhiều năm, việc ngắm rồng phun lửa, phun nước đối với tôi không còn xa lạ. Lần nào tôi cũng đưa cả gia đình đến đó xem rồng vì bọn trẻ thích lắm. Người địa phương và du khách đến xem chật cứng cầu, thế nhưng không bao giờ xảy ra chuyện chen lấn xô đẩy. Các gia đình, từng nhóm thanh niên tụ lại thành từng tốp chờ thời khắc rồng phun nước, phun lửa cứ như lúc đợi pháo hóa đêm giao thừa vậy”. Hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại cộng hưởng trong bán kính 300 m ở khu vực đầu Rồng phun lửa với các kịch bản và được lựa chọn có chủ đề như huyền thoại Ngũ Hành Sơn, huyền diệu sông Hàn, nơi Rồng về khai hóa… đan xen biểu diễn với nhau tạo nên vũ điệu đặc sắc và mới lạ cho cầu rồng Đà Nẵng. Nếu muốn chiêm ngưỡng cảnh tượng đó thì du khách hãy đến đây vào hai ngày cuối tuần, từ 21h sẽ có sự kiện 18 ngọn lửa và 3 ngọn nước bay ra từ miệng rồng.

Cầu Rồng cũng góp phần không nhỏ để các phương tiện đi lại theo trục đường từ sân bay Đà Nẵng ra các bãi biển Mỹ Khê, Non Nước… tạo thuận lợi cho du khách khi đến với thành phố mỹ miều này. Đây cũng là một trong những điểm du lịch thúc đẩy GDP của thành phố tăng mỗi năm, tạo thu nhập cho người dân xung quanh cầu kinh doanh, buôn bán. Ngoài ra, cầu Rồng còn lọt tốp 30 cây cầu đẹp nhất hành tinh, thu hút số lượng lớn khách du lịch ngoại quốc.


Thanh Sơn


Các tin khác


Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục