(HBĐT) - Năm 2018, thật may mắn khi chúng tôi đã có dịp về thắp nén hương thơm tại Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (khu vực núi Cấm, thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú - thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam). Trời xanh thẳm, mây trắng bay ngang trời cùng làn gió mát từ biển Đông như thì thầm, chia sẻ về những huyền thoại Mẹ Việt Nam anh hùng đã cùng dân tộc gánh vác nhiệm vụ lịch sử giải phóng đất nước suốt 2 cuộc kháng chiến trường kỳ cùng công cuộc xây dựng và bảo vệ Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Lời bài hát "Người mẹ của tôi”(Xuân Hồng) vang vọng trong không gian càng khiến mọi người thêm cảm phục, xúc động khi tới nơi đây: "Nước mắt mẹ không còn để khóc những đứa con, lần lượt ra đi mãi mãi…”…


Đoàn cán bộ tỉnh Hòa Bình đến thăm, dâng hương tại Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (Quảng Nam).

Anh Nguyễn Văn (thành phố Quảng Nam) chia sẻ: "Nơi đây là "địa chỉ đỏ” cho du khách muôn phương mỗi khi đến Quảng Nam nói riêng và miền Trung nói chung. Nhiều du khách, nhà nghiên cứu nước ngoài cũng đến nơi đây”. Được khởi công từ năm 2009, đúng dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, giải phóng Quảng Nam (1975 - 2015), Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng đã được khánh thành và mở cửa đón đồng bào trên mọi miền Tổ quốc. Đây là một công trình văn hóa có tầm vóc cấp quốc gia, được đánh giá là 1 trong những khu Tượng đài lớn nhất Đông Nam á; thể hiện được tâm nguyện của người dân xứ Quảng nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

Quần thể này tọa lạc trên khuôn viên rộng tới 15 ha với nhiều hạng mục mang tính nghệ thuật và ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Công trình dựa trên những ý tưởng phác thảo của họa sĩ Đinh Gia Thắng và kiến trúc sư Nguyễn Luận. Tâm điểm của khu tượng đài chính là khối tượng Mẹ Việt Nam anh hùng tạc chân dung từ nguyên mẫu mẹ Nguyễn Thị Thứ; được gắn kết, tạc từ 20.000 tấn đá hoa cương được mang từ miền biển Bình Định (có chiều cao 18,5 m, có hình cánh cung dài 101 như cánh tay người Mẹ Việt Nam ôm hình hài đất nước và những người con. Phía trước là hồ nước hình bán nguyệt rộng đến 1.000m2; làn nước trong mát lành chuyển từ núi non, biển cả đã dồn tụ về đây như vỗ về, ôm ấp bao người bẹ đã dâng hiến chồng, con, tuổi thanh xuân của mình cho đất nước…

Có lẽ trên thế giới chưa có nước nào có quần thể tượng đài nhằm tri ân và tôn vinh người Mẹ như ở Việt Nam. Mẹ Việt Nam, người Mẹ Việt Nam anh hùng nắng mưa, tần tảo nuôi con, chờ chồng và tham gia công cuộc giải phóng đất nước. Quần thể Tượng đài là một cuốn biên niên sử, bảo tàng về những người phụ nữ Việt Nam nói chung và những người Mẹ Việt Nam anh hùng nói chung. Du khách đến nơi đây, thắp nén tâm nhang và được hòa mình vào dòng chảy lịch sử dân tộc qua những đóng góp hy sinh thầm lặng của những người mẹ Việt Nam qua năm tháng đằng đẵng, khốc liệt của các cuộc chiến tranh.

Ở đây, thấy được tầm vóc của người mẹ Việt Nam anh hùng: nhẫn nại, cống hiến và hy sinh, mất mát đến tận cùng. Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ (1904-2010) là một huyền thoại với những hy sinh, mất mát vô bờ bến; là sự bền gan, chịu đựng, kiên cường với sự nghiệp cách mạng. Mẹ quê ở thôn Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn có 12 người con (1 con gái, 11 con trai). Theo tiếng gọi của Tổ quốc, mẹ lần lượt tiễn, động viên 10 người con ra chiến trường trong 2 cuộc trường chinh của dân tộc. Trong kháng chiến, mẹ cùng người con gái đầu là Lê Thị Trị bám trụ với xóm làng, vừa sản xuất, vừa đào hầm nuôi giấu cán bộ, du kích đánh giặc giữ làng. Tiễn con đi và chờ đón con về nhưng không có được niềm hạnh ngộ đó, 9 người con của Mẹ đã lần lượt ngã xuống trong 2 cuộc kháng chiến.

Đau thương chồng nỗi đau, người con rể của mẹ (bác Ngô Tường) và 2 cháu ngoại (Ngô Thị Cúc và Ngô Thị Diểu) cũng hy sinh. Chưa người mẹ nào ở Việt Nam lại phải chịu nhiều nỗi đau thương như vậy. Nuốt nước mắt vào trong, mẹ và con gái (cũng là Bà mẹ Việt Nam anh hùng) vẫn chịu thương chịu khó duy trì 5 hầm bí mật nuôi giấu cán bộ.

Con gái của mẹ là mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Trị xúc động nhớ lại: " Giấy báo tử các anh tôi liên tục từ chiến trường báo về, mẹ thẫn thờ lặng im hoặc quẩn quanh trong vườn nhà nhặt cái này, lượm cái kia như người mê sảng. Nhưng một thời gian dần nguôi ngoai, các chú dân vận địa phương đến động viên, mẹ tiếp tục cho các anh khác lên đường. Các anh rời nhà ra đi, nhiều đêm dài sau đó, mẹ trằn trọc, thức trắng âu lo”.



Ảnh: Bức ảnh mẹ Nguyễn Thị Thứ ngồi bên mâm cơm dành cho 9 người con liệt sĩ được trưng bày tại đây đã khiến bao người cảm động

Trước những nỗi đau chồng chất và sự chịu đựng phi thường của Mẹ Thứ, bao người đã không cầm được sự cảm kích. Đại sứ Venezuela tại Hà Nội trong lần đến thăm Tượng đài từng viết về Mẹ: "Mẹ Thứ đã ra đi, nhưng những gì mẹ cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam mãi là một tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo”… 

Vào thăm quan Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng còn gặp muôn vàn tinh thần quả cảm và sự hy sinh không gì đo đếm được của các mẹ trên đất nước bên bờ sóng này. Mẹ Phạm Thị Ngư (1912 - 2002) ở Hàm Thuận, Bình Thuận có 7 con đẻ và 1 con rể là liệt sĩ; bản thân Mẹ là anh hùng LLVT nhân dân. Mẹ Trần Thị Mít ở Hải Lăng-Quảng Trị có 6 con đẻ, 1 con dâu và 1 cháu nội đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. 8 con trai và người cháu của Mẹ Nguyễn Thị Rành ở Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh cũng vĩnh viễn nằm lại trên các chiến trường…

Người Mẹ Việt Nam anh hùng ở Thái Bình, Lâm Đồng, Hà Giang, Cà Mau, Hòa Bình hay bất cứ miền quê nào… Mỗi cuộc đời được vinh danh nơi đây đều trở thành những biểu tượng đẹp cho tinh thần vì Tổ quốc vì nhân dân. Như tâm sự bộc bạch của Mẹ Phạm Thị Ngự ở Bình Thuận khi được hỏi về những giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến tranh: "Nếu còn có cháu, có con lúc đó, mẹ vẫn biểu tụi nó đi đánh Mỹ”. Anh hùng, giản dị và thấm thía biết bao từ cuộc đời những người Mẹ Việt Nam anh hùng. Như câu hát nào vang trong không gian về những người mẹ: Mẹ ơi mẹ như dòng sông lớn/ Mẹ ơi mẹ như Trường Sơn/ Mẹ sinh người lính thủy chung, vẹn toàn/Mẹ như mây trắng, như cánh lá sen/Mẹ Việt Nam ơi, Mẹ Việt Nam ơi…

Bùi Huy


Các tin khác


Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 1 - Các cơ quan chức năng đề nghị điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh về việc xem xét, kiểm tra, rà soát các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch, thu hồi đất để thực hiện xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh chùa Hòa Bình tại đồi Ba Vành, thuộc tổ 8, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình (TPHB), ngày 19/1/2024, Sở Xây dựng (SXD) đã tổ chức họp với các sở, ngành, UBND TPHB và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) tỉnh. Sau cuộc họp, các sở, ngành, UBND TPHB đã đưa ra những kiến nghị với UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình.

Thiêng liêng ngày hội tòng quân

Không phải tiếng trống giục giã, cũng không phải ngọn đuốc thắp lên bằng ngọn lửa truyền thống, mà chính nhiệt huyết của tuổi trẻ mới là thứ làm bùng lên không khí thiêng liêng trong ngày hội tòng quân năm 2024. Đây chính là ngày hội của tuổi trẻ, của thanh niên ưu tú - những người đã biết đặt Tổ quốc ở trong tim...

Chuyện về nhạc phẩm “Lá thư DK” trên biển

Trong một đêm cuối năm Quý Mão 2023, con tàu Trường Sa 04 bền bỉ đè sóng tiến về phía bãi cạn Cà Mau, nơi có nhà giàn DK1/10… Bỗng trong tiếng sóng biển ầm ào và gió thổi ràn rạt dọc các boong tàu, vẳng tiếng đàn ghi ta và tiếng hát của một vài chiến sĩ hải quân. Tiếng đàn thánh thót và da diết của Trung tá Trịnh Văn Nghị, Chính trị viên phó Tiểu đoàn DK1 hòa vào giọng hát khá tình cảm của nhóm cán bộ, chiến sĩ trên tầng 3 con tàu: "Anh kể lại nơi anh những lúc biển cuồng phong/ Biển giận dữ hung tàn quá đỗi/ Nhà giàn kiên trung giữ vững thềm lục địa/ Như tình anh yêu em, tình yêu bất tận…”. Các anh đang tập bài hát mới "Lá thư DK” của ca sĩ, nhạc sĩ, Phó đoàn Nghệ thuật Bông Sen (TP Hồ Chí Minh), thành viên của đoàn sáng tác trong chuyến hải trình DK1…

Huyện Lạc Thủy: Ước vọng đầu Xuân mới

Mùa Xuân đến mang theo hơi ấm của đất trời, đem đến sức sống mới cho vạn vật. Đó cũng là thời điểm cảm xúc của mỗi người lại trào dâng với niềm tự hào, tin tưởng, đoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Xuân mới, niềm tin khát vọng mới, bao dự định được gửi gắm, thôi thúc mỗi chúng ta cố gắng phấn đấu vươn lên, xây dựng quê hương Lạc Thủy giàu đẹp.

Người góp phần nâng tầm sản phẩm mang giá trị văn hoá Hoà Bình

Quá trình công tác nhiều năm trong cơ quan nhà nước của tỉnh, chị Hoàng Việt Hà (TP Hoà Bình) có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá, từ đó nuôi dưỡng tình yêu ngày càng lớn đối với văn hoá bản địa. Đây được xem là cơ duyên để năm 2022, sau dự định ấp ủ, chị đứng ra mở cửa hàng quà tặng với tên gọi Hoa Đất Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục