Rẽ sóng ra khơi hướng đến Trường Sa - nơi tuyến đảo tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc, trong mỗi người con đất Việt đều có cảm nhận sâu sắc hơn về tình yêu đất nước.

Trường Sa cũng là minh chứng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam dũng cảm, kiên cường không lùi bước trước phong ba, bão tố. Trường Sa cũng là nơi thể hiện bản chất anh hùng cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam và phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, dù hoàn cảnh nào cũng kiên cường bám biển giữ vững chủ quyền đất nước.

"Tre già, măng mọc"

Khi chuyến tàu 571 của Vùng 4 Quân chủng Hải quân chầm chậm cập đảo Đá Đông A - hòn đảo nổi vào gần trưa, dù ra tới sát mép tàu, bà Nguyễn Thị Bích Hương vẫn lùi lại phía sau nhường lối cho thân nhân khác nhanh chân bước lên đảo được sớm hơn. Với bà Hương, đây là lần đầu tiên ra thăm hai người thân là chồng và con trai đều đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa.

Theo tiêu chuẩn lần này, bà Hương được thăm chồng là Thiếu tá Đỗ Văn Minh, bộ đội thông tin đang công tác tại Đảo Đá Đông A. Hết thời gian thăm chồng, đúng dịp tàu của Đoàn công tác qua đảo Phan Vinh A, bà Hương đã đề xuất với Trưởng đoàn công tác số 15 - Đại tá Nguyễn Văn Thắng và được đồng ý cho lên thăm con trai lớn đang là chiến sỹ nghĩa vụ trên đảo.

Sau khi ôm người cậu con trai cứng cáp rồi chụp bức ảnh lưu niệm tại cột mốc chủ quyền, bà Nguyễn Thị Bích Hương chia sẻ: Chiến sỹ Đỗ Đức Toàn, con trai bà đã công tác tại đảo Phan Vinh A được gần 1 năm sau khi rời ghế nhà trường. Với việc chồng đang công tác tại biển đảo, đủ điều kiện xin phép cho con thực hiện nghĩa vụ quân sự ở đất liền nhưng gia đình muốn con rèn luyện ở môi trường khó khăn gian khổ để trưởng thành hơn.

Trước câu hỏi tại sao lại muốn đưa con đến nơi đầu sóng ngọn gió, bà Hương mượn ca từ "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai" để trả lời. Sau thời gian rèn luyện, con trai bà đã trưởng thành rõ rệt. Toàn đã biết dành dụm tiền phụ cấp để gửi về cho em trai đang học đại học, biết lo lắng và suy nghĩ cho người khác.

 

Chị Bùi Thị Ngần ở Uông Bí (Quảng Ninh) ra thăm con trai là Nguyễn Ngọc Nam - chiến sỹ đang thực hiện nghĩa vụ công dân tại Đảo Trường Sa lớn. Ảnh: TTXVN phát

Đứng trước cầu cảng đảo Trường Sa lớn, bà Bùi Thị Ngần phải một lúc mới nhận ra con mình trong hàng quân chào đón đoàn thân nhân là chiến sỹ Nguyễn Ngọc Nam, quê Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Nam đã thi đỗ Đại học Hàng hải (Hải Phòng) nhưng không theo học và làm đơn xin gia nhập quân ngũ. Sau đó, Nam được điều động vào Phân đội pháo 82, bảo vệ đảo Trường Sa lớn.

Từ một chàng trai quen được mẹ nhắc nhở, kèm cặp trong sinh hoạt hàng ngày, sau gần 1 năm rèn luyện trong Quân đội, Nam đã trở thành một pháo thủ cứng cáp với màu da rám nắng. Ghì chặt con vào lòng, bà Ngần nghẹn ngào, xúc động và thương cậu con trai nhiều hơn vì thiệt thòi hơn các bạn trang lứa khi mới 2 tháng tuổi đã mồ côi cha. Giọng nói còn xúc động nhưng mắt ánh lên niềm vui bà Ngần cho biết, trong thời gian lưu trú trên đảo, hai mẹ con đã tâm sự nhiều điều. Nam hứa với mẹ sẽ phấn đấu thi đỗ Học viện Hải quân để phục vụ lâu dài trong Quân đội.

Tổ quốc là trên hết

Theo lãnh đạo Vùng 4 Hải quân, quần đảo Trường Sa là lá chắn, điểm tiền tiêu quan trọng để bảo vệ sườn phía Đông của Tổ quốc. Những thế hệ người lính hôm nay luôn xác định Tổ quốc là trên hết. Nhiều cán bộ, chiến sỹ đang công tác trên đảo được tin bố, mẹ, anh, chị em ruột mất nhưng không thể rời vị trí chiến đấu để về đất liền chịu tang. Họ nén đau thương để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bởi với họ người lính Trường Sa không đơn thuần là hoàn thành nhiệm vụ được giao mà còn là mệnh lệnh từ trái tim.

Lãnh đạo Vùng 4 Hải quân nhấn mạnh, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ và nhân dân quần đảo Trường Sa luôn xác định, vững vàng bám biển, bám đảo, chung tay xây dựng vùng biển, vùng trời đất nước ngày càng mạnh về phòng thủ, không để Tổ quốc phải bất ngờ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường, mẫu mực về đoàn kết tình quân dân gắn bó trong mọi tình huống. Các thành viên Đoàn công tác trên tàu 571 bày tỏ sự tin yêu, khâm phục và tự hào về những người chiến sỹ đang ngày đêm bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc nên dù ở cương vị công tác nào cũng nguyện làm nhiều việc ý nghĩa hơn nữa để hướng về biển đảo quê hương.

 

 

                      TheoBaotintuc

Các tin khác


Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục