(HBĐT) - Nghề xe ôm - đã qua rồi cái thời "hoàng kim”, thời mà hơn chục năm về trước, thu nhập cũng khá cao, mỗi ngày có thể kiếm tới vài trăm nghìn đồng. Bây giờ, vất vả "săn khách” cả ngày cũng chỉ kiếm được cỡ trăm nghìn đồng là may. Dù vậy, những người lái xe ôm vẫn cần cù cóp nhặt những đồng bạc lẻ, trang trải cho cuộc sống bớt phần khó khăn.


Xe ôm và xe máy của Công ty xe khách Bình An đợi khách tại Bến xe trung tâm thành phố Hòa Bình.

Bên xe trung tâm thành phố Hòa Bình giữa trưa nắng nóng như nung, đất trời hập hập. Nóng đến nỗi lá mấy cây bằng lăng rũ cả xuống, nhựa đường như chảy ra, thở chẳng nổi, ngồi không mồ hôi còn chảy ròng ròng. Mấy bác xe ôm vẫn nhẫn nại đợi, đón khách. Dòng người, xe cộ hối khả ngược xuôi. Từ muôn nơi, mỗi chiếc xe đáp bến trả khách là bốn, năm người lái xe ôm lại lao ra từ bóng cây mời gọi. Có người may mắn đón được khách, người quay lại về không.

Vẻ mặt hốc hác, cười mà như mếu, bác Toàn - một trong những người lái xe ôm lâu năm uể oải, lấy khăn lau mồ hôi đang trào ra như tắm trên mặt đen đúa than thở: Sao mà năm nay, trời đất khắc nghiệt, kinh khủng đến thế! Nhiệt độ như nung, nắng nóng đến hoa cả mắt. Làm ăn bây giờ không được như xưa, chẳng ai muốn làm cái nghề này, nhất là khi tuổi đã cao, thôi thì vì miếng cơm, manh áo đành phải cố. Ông Toàn tâm sự: Là công nhân thời hậu sông Đà, thu nhập rất thấp, nhà lại đông con, cháu. Các con lớn cả, nhưng nghề ngỗng, thu nhập cũng chưa lo nổi cho chúng. Nên ông quyết định làm nghề xe ôm và đến nay cũng đã được mười mấy năm. Chỗ làm không ổn định, lúc thì ở bến xe, lúc đầu ngã tư đường, khi cổng trường học.

Nghề xe ôm đã qua cái thời "hoàng kim”. Thời mà người dân có ít lựa chọn, muốn di chuyển phương tiện chủ yếu là xe ôm. Có những khách đi xe ôm tới mấy chục cây số, cũng kiếm được tiền trăm nghìn. Bây giờ, người dân có nhiều lựa chọn. Mấy năm nay, trên phố nhan nhản xe tắc xi dịch vụ. Đi xe tắc xi vừa an toàn, giá cả lại không đắt hơn là bao nhiêu. Bên cạnh đó, Công ty Xe khách Bình An từ lâu cũng đã duy trì lực lượng xe máy đông đảo, chốt chặt ở các điểm để đón, đưa khách miễn phí. Thành thử, khách đi xe ôm càng ít hơn. Người lái xe ôm chủ yếu "vợt” được khách đi đường ngắn, mỗi lượt chỉ được mươi, mười lăm nghìn. Cả ngày chầu trực đón chở khách cũng chỉ được cỡ trăm nghìn là may. Hầu hết người làm nghề xe ôm đều đã có tuổi, thu nhập không cao, vì miếng cơm manh áo đành bươn bả bám mặt đường kiếm sống. "Mấy hôm trước, bị cảm nắng, nằm nhà vài ngày, không có thu nhập là biết nhau ngay, nên vừa đỡ là tôi lao ra bến xe đón khách” - bác Toàn chia sẻ.

Rất nhiều người đến với nghề lái xe ôm như một cứu cánh cho cuộc sống đầy khó khăn. Anh Khánh học hành cũng tử tế, từng trải qua rất nhiều nghề, từ bảo vệ, sửa đường ống nước và cạy cục xin được làm hợp đồng trong một đơn vị sự nghiệp. Thế nhưng, tất cả thu nhập cũng chỉ được hơn 2 triệu đồng, nên cũng phải tranh thủ chạy xe ôm kiếm thêm để trang trải cho cuộc sống. Anh Khánh không giấu giếm: Mình có lẽ là một trong số người trẻ nhất làm nghề xe ôm cũng đã được khoảng gần chục năm tuổi chạy xe. Chẳng ai muốn làm cái nghề cực nhọc này. Thời gian còn làm viên chức Nhà nước, cứ tranh thủ sau giờ làm việc, tôi phóng ngay ra cổng trường hoặc bến xe đợi khách. May mắn được một vài chuyến cũng có tiền rau, tiền thịt, tích cóp một chút là có tiền đóng học cho con… Nắng gió, bụi bặm, bươn bả trên đường đã khiến cho anh Khánh già đi rất nhiều so với cái tuổi 45. Cứ một người, một xe, trang bị nước nôi, quần áo đầy đủ là lên đường chạy xe đón khách. Khách đi đâu cũng chở kể cả đêm hôm, mùa đông, mùa hè hay lên vùng cao, xuống vùng thấp. Trưa nắng, tranh thủ chợp mắt một chút, tiện đâu ăn đấy. Nắng nóng, mưa tuôn rồi cũng quen và phải chịu vì, tất cả vì con cái có cuộc sống tốt hơn. Chạy xe bây giờ không được như trước, chỉ kiếm được bạc lẻ. Nhiều hôm cả buổi còn chẳng đón được khách nào. Thôi thì nghề gì cũng có thăng trầm cả, nghề xe ôm cũng vậy, dù khó khăn vẫn còn có thu nhập, biết đến đâu hay đến đó đã.

Thời tiết vẫn hập hập nắng nóng như rang. Dòng người, dòng đời vẫn hối hả ngược xuôi. Những người làm nghề lái xe ôm vẫn đang nhẫn nại đợi đón đưa khách, dù biết nghề này sắp hết thời.

 L.T


Các tin khác


Xung quanh việc mua bán đất trái phép để đặt mộ tại phường Chăm Mát

Bài 1: Ngang nhiên biến đất người sống thành đất người chết

(HBĐT) - Dù cho người dân phản đối, kiến nghị cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, nhưng việc mua bán, chuyển nhượng đất thổ cư, đất vườn trái phép để đặt mộ vẫn diễn ra một cách ngang nhiên trong nhiều năm qua tại khu vực tổ 10 (nay là tổ 4, phường Chăm Mát), TP Hoà Bình. Liệu cơ quan chức năng, chính quyền địa phương có biết?!

Tìm hướng giải quyết khó khăn trong việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 30, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118, ngày 27/12/2014 của Chính phủ về thực hiện sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp (NLN), UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 15, ngày 23/7/2015 về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số 33, ngày 28/3/2016 về thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty NLN trên địa bàn tỉnh để chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố và các công ty NLN triển khai thực hiện.

Khu Chuyên gia - xót xa và luyến tiếc

(HBĐT) - Từng được coi là hình mẫu về kiến trúc, mỹ thuật, cảnh quan, tiện ích và đáng sống, nhưng thời gian và sự tác động của con người, cũng như sự bất lực trong quản lý đang đẩy khu Chuyên gia vào thảm cảnh hoang tàn như hiện nay. Thực tế đó để lại sự luyến tiếc, xót xa cho những ai nặng lòng với quá khứ.

Độc đáo nghề rèn truyền thống xã Phúc Sen

(HBĐT) -Đến với xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, du khách không khỏi ngỡ ngàng và choáng ngợp bởi dãy những lò rèn truyền thống. Giá gỗ treo đủ các loại nông cụ như dao, búa, lưỡi rìu, cuốc, xẻng… kết hợp với tiếng búa đập lên đe kêu chan chát, inh tai đã tạo nên những nét đặc sắc cho hàng trăm lò rèn truyền thống nơi đây.

Tác động, hệ lụy từ những dự án chậm tiến độ, không triển khai

Bài 4 - Giải pháp cho các dự án chậm tiến độ

(HBĐT) - Dự án chậm tiến độ không chỉ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Tuy nhiên, toàn tỉnh mới có 7 dự án có quyết định thu hồi giấy phép đầu tư. Trong khi đó, nhiều dự án đã thay đổi chủ đầu tư hoặc không triển khai nhưng ngành hữu quan và chính quyền địa phương không quản lý được. Đâu là lời giải cho các dự án chậm tiến độ?.

Tác động, hệ lụy từ những dự án chậm tiến độ, không triển khai

Bài 3 - Dự án chậm tiến độ -  đâu là nguyên nhân?

(HBĐT) - Thực tế cho thấy, nhiều dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư hơn chục năm trời nhưng vẫn chỉ nằm… trên giấy. Có nhiều dự án dù đã được gia hạn lần hai hoặc điều chỉnh giấy phép đầu tư nhưng các nhà đầu tư vẫn không triển khai theo tiến độ yêu cầu, dẫn đến những thiệt hại nặng nề không chỉ đối với cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp mà cả người dân trong vùng dự án. Vậy đâu là nguyên nhân chính của thực trạng này?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục