(HBĐT) - Dù được các ngân hàng cảnh báo; cơ quan chức năng thường xuyên phát hành thông báo thủ đoạn hoạt động tội phạm; các cơ quan thông tấn, báo chí thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo... Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều người vẫn dễ dàng sập "bẫy", trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo qua điện thoại và mạng xã hội (MXH).



Để tránh sập "bẫy” kẻ gian, thời gian qua, cơ quan chức năng và các ngân hàng đã phát hành nhiều thông báo, cảnh báo khách hàng không chuyển tiền cho đối tượng khi chưa xác thực; cảnh giác đối tượng tượng giả mạo quen biết thông qua mạng xã hội cũng như các kênh liên lạc khác như email, điện thoại, SMS...

Theo thống kê, 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra 4 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện thoại và MXH, gây thiệt hại gần 600 triệu đồng. Như ngày 26/5/2019, Công an huyện Mai Châu tiếp nhận tin báo của anh Lò Văn Ph. (SN 1982) trú tại xã Tòng Đậu về việc anh bị một đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua MXH facebook. Theo đơn trình báo, ngày 29/4/2019, anh Ph. nhờ một người tên Thắng quen qua facebook giúp nâng bằng lái xe ô tô từ hạng C lên hạng D. Sau khi thoả thuận, thống nhất với nhau, anh Ph. chuyển số tiền 13,5 triệu đồng vào tài khoản số 1302205237804, Ngân hàng Agribank Chi nhánh Trung Yên (Hà Nội), chủ tài khoản là Lê Đức Thắng. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền vào số tài khoản trên, anh Ph. không thể liên lạc được với đối tượng tên Thắng nữa.

Mới đây nhất, ngày 20/6/2019, Công an TP Hoà Bình nhận tin báo của ông Ng Đ., trú tại phường Thái Bình về việc ông nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ đang công tác tại Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý cho biết số tiền trong tài khoản ngân hàng của ông có liên quan đến việc mua bán trái phép chất ma tuý. Do đó, cần phải xác minh và yêu cầu ông chuyển toàn bộ số tiền 512 triệu đồng trong tài khoản của ông vào tài khoản 19033.639.014 thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương Hải Phòng mang tên Trần Tuấn Vũ. Sau khi nhận cuộc điện thoại, ông Đ. đã chuyển toàn bộ số tiền có trong tài khoản của mình vào số tài khoản trên và được hẹn sẽ chuyển lại sau khi xác minh xong. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền ông Đ. gọi điện lại thì số điện thoại gọi đến không có tín hiệu kết nối. Trò chuyện với chúng tôi, ông Đ. bần thần: Chẳng hiểu ma xui quỷ khiến thế nào mà sau khi nghe điện thoại của đối tượng gọi đến, tôi lại u u, mê mê ra ngân hàng chuyển tiền ngay. Ở đây, cái mấu chốt là khi người ta gọi điện đến, đưa ra những thông tin làm mình tin ngay nên mới dễ bị mắc lừa như vậy. Như số điện thoại, không phải đăng ký tên tôi mà nó gọi đến nói chính xác tên, tuổi và đưa ra những thông tin chính xác về số tiền có trong tài khoản, lịch sử giao dịch tại ngân hàng... nên tôi mới tin.

Nói về vấn đề này, đại tá Nguyễn Mạnh Hải, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (PC02) - Công an tỉnh cho biết: Thời gian qua, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn có những diễn biến phức tạp. Nhất là tội phạm lừa đảo qua MXH, điện thoại xuất hiện ngày càng nhiều. Quá trình điều tra, xác minh, chúng tôi thấy thủ đoạn không mới, vẫn là gọi điện giả danh Công an đang điều tra vụ án, đưa ra lý do nạn nhân dùng tài khoản có tại ngân hàng liên quan đến vụ án... Sau đó, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền sang một tài khoản khác, hoặc cung cấp số tài khoản, mật khẩu để rút tiền của nạn nhân; hoặc các đối tượng tội phạm lập các tài khoản MXH facebook, zalo ảo, đưa ra tên, tuổi, địa chỉ của họ ở nước ngoài, sau khi kết bạn, làm quen, quá trình nói chuyện, họ nói có nhiều tài sản hay đồ vật có giá trị sẽ chuyển về Việt Nam cho nạn nhân, quá trình chuyển sẽ phải mất các loại phí đảm bảo. Khi nạn nhân tin tưởng chuyển tiền thì bọn chúng sẽ chiếm đoạt.

Hiện, việc điều tra, làm rõ loại tội phạm này gặp nhiều khó khăn vì trang chủ của các MXH đều đặt ở nước ngoài; các tài khoản đều là tài khoản ảo. Nhất là các tài khoản mà nạn nhân đã chuyển tiền vào đều là những tài khoản được người nước ngoài thuê lập và được thuê rút tiền. Những người được thuê đều không quen biết và không biết mục đích của bọn tội phạm. Do vậy, công tác phòng ngừa chủ yếu vẫn là thông qua tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn của tội phạm để người dân biết, tự phòng tránh là chính - đại tá Nguyễn Mạnh Hải nhấn mạnh.

                                                                                   P.V

Các tin khác


Xung quanh việc mua bán đất trái phép để đặt mộ tại phường Chăm Mát

Bài 2- Chính quyền không biết hay... làm ngơ?

(HBĐT) - Trước thực trạng mua bán, chuyển đổi đất để đặt mộ diễn ra một cách ngang nhiên, trái phép của một số đối tượng ở khu vực tổ 10 (nay là tổ 4), phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) từ nhiều năm qua, dư luận đang đặt ra câu hỏi: chính quyền địa phương không biết hay đang... làm ngơ?

Xung quanh việc mua bán đất trái phép để đặt mộ tại phường Chăm Mát

Bài 1: Ngang nhiên biến đất người sống thành đất người chết

(HBĐT) - Dù cho người dân phản đối, kiến nghị cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, nhưng việc mua bán, chuyển nhượng đất thổ cư, đất vườn trái phép để đặt mộ vẫn diễn ra một cách ngang nhiên trong nhiều năm qua tại khu vực tổ 10 (nay là tổ 4, phường Chăm Mát), TP Hoà Bình. Liệu cơ quan chức năng, chính quyền địa phương có biết?!

Tìm hướng giải quyết khó khăn trong việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 30, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118, ngày 27/12/2014 của Chính phủ về thực hiện sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp (NLN), UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 15, ngày 23/7/2015 về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số 33, ngày 28/3/2016 về thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty NLN trên địa bàn tỉnh để chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố và các công ty NLN triển khai thực hiện.

Khu Chuyên gia - xót xa và luyến tiếc

(HBĐT) - Từng được coi là hình mẫu về kiến trúc, mỹ thuật, cảnh quan, tiện ích và đáng sống, nhưng thời gian và sự tác động của con người, cũng như sự bất lực trong quản lý đang đẩy khu Chuyên gia vào thảm cảnh hoang tàn như hiện nay. Thực tế đó để lại sự luyến tiếc, xót xa cho những ai nặng lòng với quá khứ.

Độc đáo nghề rèn truyền thống xã Phúc Sen

(HBĐT) -Đến với xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, du khách không khỏi ngỡ ngàng và choáng ngợp bởi dãy những lò rèn truyền thống. Giá gỗ treo đủ các loại nông cụ như dao, búa, lưỡi rìu, cuốc, xẻng… kết hợp với tiếng búa đập lên đe kêu chan chát, inh tai đã tạo nên những nét đặc sắc cho hàng trăm lò rèn truyền thống nơi đây.

Tác động, hệ lụy từ những dự án chậm tiến độ, không triển khai

Bài 4 - Giải pháp cho các dự án chậm tiến độ

(HBĐT) - Dự án chậm tiến độ không chỉ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Tuy nhiên, toàn tỉnh mới có 7 dự án có quyết định thu hồi giấy phép đầu tư. Trong khi đó, nhiều dự án đã thay đổi chủ đầu tư hoặc không triển khai nhưng ngành hữu quan và chính quyền địa phương không quản lý được. Đâu là lời giải cho các dự án chậm tiến độ?.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục