Bài 1: Ngang nhiên biến đất người sống thành đất người chết

(HBĐT) - Dù cho người dân phản đối, kiến nghị cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, nhưng việc mua bán, chuyển nhượng đất thổ cư, đất vườn trái phép để đặt mộ vẫn diễn ra một cách ngang nhiên trong nhiều năm qua tại khu vực tổ 10 (nay là tổ 4, phường Chăm Mát), TP Hoà Bình. Liệu cơ quan chức năng, chính quyền địa phương có biết?!


Khu đất thổ cư và đất vườn ở tổ 10 (nay là tổ 4) phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) được bà Lê Thị Hiền ngang nhiên rao bán, đặt mộ trái phép. 

Từ đường dây nóng, Báo Hoà Bình nhận được phản ánh của người dân thông tin về việc thời gian qua, một số đối tượng ngang nhiên thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng đất trái phép để đặt mộ. Việc này, dù nhiều lần được kiến nghị, phản ánh nhưng không được chính quyền địa phương giải quyết triệt để. Gây bức xúc trong dư luận xã hội...

Trong vai người đi tìm mua đất để đặt mộ, chúng tôi được chỉ vào khu đất nằm ngay cạnh đường vào khu Nghĩa trang Chăm Mát. Theo thông tin của người dân cung cấp thì khu đất này của 2 người phụ nữ tên là Hiền "Chu” và Ngân "Cửa” đang đứng ra bán cho những người có nhu cầu mua để đặt mộ. Theo chỉ dẫn, chúng tôi gọi vào số máy 0978.xxx.289 được ghi trên bảng mica thông tin về việc bán đất, đặt mộ treo trên cây hoa Ngọc Lan giữa khu đất. Sau khi giới thiệu có nhu cầu muốn mua đất đặt mộ, người phụ nữ nghe máy tên là Hiền liền ra giá:

- Khu gần đường có giá 3 triệu đồng/m2 còn khu ở phía trong giá 2,5 triệu đồng m2. Không bớt giá, chỉ ra "lộc” để các cụ phù hộ!
Sau cuộc gọi, chưa đầy 5 phút có 2 người phụ nữ đi xe máy đến tự giới thiệu một người tên là Hiền và người còn lại tên là Ngân - là chủ khu đất. Như đã trao đổi qua điện thoại trước đó, 2 người phụ nữ này thêm một lần nữa ra giá chắc nịch:
- Khu gần đường giá 3 triệu, còn khu trong giá 2,5 triệu đồng. Nhiều người cũng đang hỏi mua. Mua nhanh không người khác mua mất.
"Ở đây, chúng tôi cũng đã bán gần hết rồi. Chỉ còn vài lô. Người ta mua xong cũng đã xây mộ rồi”. Vừa nói, người phụ nữ tên Ngân liến thoắng chỉ về phía khu mộ đang xây dở như để chứng minh cho những gì mình nói.

Quá trình tìm hiểu sự việc, chúng tôi được một số người dân sống quanh khu vực cho biết, khu đất này trước đây vốn thuộc của gia đình bà Đĩnh có tổng diện tích hơn 1.200m2 nằm ngay sát cạnh con suối Chăm và gần khu nghĩa trang bờ phải TP Hoà Bình. Sau đó, được bán, chuyển nhượng lại cho bà Lê Thị Hiền với mục đích sử dụng là đất thổ cư và đất vườn. Sau khi mua khu đất của gia đình bà Đĩnh, bà Hiền và bà Ngân đã xây kè bờ suối và đổ đất nâng mặt bằng cho bằng với đường bê tông vào khu nghĩa trang; làm đường bê tông nội bộ, phân khu theo từng ô, thửa như nghĩa trang ngay bên cạnh. Tuy vậy, khi được hỏi về những căn cứ pháp lý về việc mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng của khu đất này, bà Hiền đã khẳng định chắc chắn:

- Hiện nay, khu đất này đã được lãnh đạo tỉnh, thành phố đồng ý điều chỉnh bổ sung vào Quy hoạch đất nghĩa trang. Do vậy, có thể xây dựng, làm chỗ đặt mộ... thoải mái.
Tuy vậy, khi hỏi đến các giấy tờ có liên quan đến quy hoạch và chuyển đổi mục đích sử dụng của khu đất này thì cả 2 người phụ nữ chủ khu đất đều bảo:
- Cái này các anh lên phường mà hỏi, chỗ chị Ng. cán bộ địa chính ấy. Ở đấy người ta có cả.
Thế còn các giấy tờ liên quan do cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng của khu đất, cái này các chị có?! - chúng tôi hỏi dồn.
Bà Hiền cắn cảu:
- Cái này chị em tôi không cầm, anh lên phường mà hỏi là rõ nhất.
Còn thủ tục xác nhận việc mua bán giữa 2 bên như thế nào?
- Nếu có thiện chí để mua thì sau khi thoả thuận về vị trí, thanh toán tiền, chúng tôi sẽ làm cho chú cái giấy... viết tay về việc mua bán giữa 2 bên. Chỉ cần thế thôi!
"Ở đây, ai mua cũng vậy, chỉ cần có cái giấy viết tay thoả thuận việc mua bán, chuyển nhượng giữa 2 bên là xong. Chứ người ta cũng chẳng cần thủ tục nhiêu khê gì cho nó phức tạp” - người phụ nữ tên Ngân chen vào câu chuyện giữa chúng tôi với người phụ nữ tên là Hiền.

Như để tạo thêm niềm tin của chúng tôi để nhanh chóng "quyết” mua 100m2 đất gần mặt đường với giá 300 triệu như... nhu cầu. Vừa chỉ về phía khu đất bên cạnh, bà Hiền bảo: Ở đây, chúng tôi cũng đã bán được cho nhiều người, như khu mộ đang xây kia là của một ông cán bộ bên thành phố; còn khu đất này là của một anh lãnh đạo ngành của tỉnh... Không nói, chúng tôi cũng hiểu đó chỉ là "bài” mà các đối tượng này "vẽ” ra để "đẩy” những rủi ro cho người mua gánh chịu. Bởi trên thực tế, qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, khu đất này dù chủ sở hữu của vẫn là Lê Thị Hiền. Nhưng chưa có bất kỳ một thay đổi hay quyết định nào của cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất thổ cư, đất vườn sang đất nghĩa trang. Và suốt từ năm 2014 đến nay, người dân tổ 10 (nay là tổ 4) nhiều lần kiến nghị cấp có thẩm quyền vào cuộc, xử lý những vi phạm liên quan, nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Vấn đề này, chúng tôi sẽ làm rõ trong phần tiếp theo.
(Còn nữa)

Nhóm P.V


Các tin khác


Tác động, hệ lụy từ những dự án chậm tiến độ, không triển khai

Bài 3 - Dự án chậm tiến độ -  đâu là nguyên nhân?

(HBĐT) - Thực tế cho thấy, nhiều dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư hơn chục năm trời nhưng vẫn chỉ nằm… trên giấy. Có nhiều dự án dù đã được gia hạn lần hai hoặc điều chỉnh giấy phép đầu tư nhưng các nhà đầu tư vẫn không triển khai theo tiến độ yêu cầu, dẫn đến những thiệt hại nặng nề không chỉ đối với cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp mà cả người dân trong vùng dự án. Vậy đâu là nguyên nhân chính của thực trạng này?

Tác động, hệ lụy từ những dự án chậm tiến độ, không triển khai

Bài 2 - Hệ lụy từ những dự án "treo"

(HBĐT) - Trên thực tế, các dự án "treo” trong nhiều năm đã mang lại nhiều hệ lụy. Không chỉ gây lãng phí tài nguyên đất, thất thu ngân sách mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.

Tác động, hệ lụy từ những dự án chậm tiến độ, không triển khai

Bài 1 - Dự án "nghìn vàng” bỏ hoang

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đầu tư trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư cũng như tạo cơ chế phù hợp cho tỉnh đẩy mạnh việc thu hút các dự án đầu tư. Tuy nhiên, trong hàng nghìn dự án đầu tư vào tỉnh, vẫn còn nhiều dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm hoặc không triển khai trong nhiều năm gây bức xúc trong dư luận, quần chúng nhân dân, thất thu ngân sách, lãng phí tài nguyên đất...

Trên cung đường huyền thoại

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là tuyến vận tải chi viện chiến lược từ hậu phương lớn miền bắc chi viện cho chiến trường miền nam. Năm 1975, đường Trường Sơn đoạn qua Tây Nguyên đã góp phần đưa bộ đội ta tiến quân vào giải phóng Sài Gòn. Sau 44 năm đất nước thống nhất, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh ngày nay đã nâng cấp, mở rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra cuộc sống mới trên đại ngàn Trường Sơn.

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh - Bài 4: Con đường chiến lược thời đại mới

Những lợi thế không chỉ "theo" Đường Hồ Chí Minh đến với người dân, mà cấp ủy, chính quyền các địa phương, đặc biệt là vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, đã rất nỗ lực phát huy, tận dụng trục dọc xuyên Việt thứ 2 này để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế vùng, kết nối và mở rộng quan hệ quốc tế.

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh - Bài 3: Mạch máu đất nước

Vào khoảng thời gian này cách đây 19 năm về trước, đường Hồ Chí Minh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được khởi công xây dựng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục