Bài 2- Chính quyền không biết hay... làm ngơ?
(HBĐT) - Trước thực trạng mua bán, chuyển đổi đất để đặt mộ diễn ra một cách ngang nhiên, trái phép của một số đối tượng ở khu vực tổ 10 (nay là tổ 4), phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) từ nhiều năm qua, dư luận đang đặt ra câu hỏi: chính quyền địa phương không biết hay đang... làm ngơ?
Theo bà Bùi Thị Tâm, Bí thư chi bộ tổ 4, phường Chăm Mát (TP
Hòa Bình) thì qua đối chiếu, rà soát thì ngoài nghĩa trang hiện có, trên địa
bàn phường không có khu vực nào được điều chỉnh, bổ sung vào Quy hoạch nghĩa
trang thành phố.
Xung quanh vấn đề này, trao đổi qua điện thoại với Trưởng phòng Quản lý đô thị (QLĐT) Nguyễn Việt Hùng và ông Hoàng Châu Khôi, Trưởng phòng TN&MT TP Hoà Bình, các cán bộ này đều cho biết, khu vực trên đã được UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch đất nghĩa trang theo Quyết định số 3112/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 về việc "Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hoà Bình đến năm 2035”. Tuy nhiên, sau cuộc gọi đó, dù nhiều lần chúng tôi liên lạc lại, thậm chí ông Nguyễn Việt Hùng, Trưởng phòng QLĐT thành phố đã đồng ý gặp để trao đổi, làm rõ vấn đề này. Nhưng đến nay, chúng tôi vẫn chưa thể làm việc được với vị cán bộ này.
Mang thắc mắc này trao đổi với Phó Chủ tịch UBND phường Chăm Mát Lê Ánh Thép và bà Dương Phương Nga, cán bộ địa chính phường, cả 2 vị này đều cho biết, vị trí đất mà các đối tượng Hiền, Ngân đang bán để đặt mộ đã được đưa vào Quy hoạch theo Quyết định số 3112/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Tuy nhiên, khi kiểm tra, đối chiếu lại thì trong mục 9.5.3 "Quy hoạch nghĩa trang, nhà tang lễ” của Quyết định này, tại mục a "Quy hoạch nghĩa trang” lại nêu: "nghĩa trang tập trung của thành phố quy hoạch tại các khu vực xã Yên Mông và xã Thống Nhất...”. Theo Bí thư chi bộ tổ 4 Bùi Thị Tâm, sau khi UBND tỉnh có Quyết định phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hoà Bình đến năm 2035, UBND phường cũng chuyển về tổ dân phố bản đồ quy hoạch và Quyết định của UBND tỉnh. Tuy nhiên, qua đối chiếu, rà soát thì ngoài nghĩa trang hiện có, trên địa bàn phường không có khu vực nào được điều chỉnh, bổ sung vào Quy hoạch nghĩa trang thành phố. Hơn nữa, chúng tôi cũng chưa nhận được bất cứ một văn bản, thông báo nào của cấp có thẩm quyền về việc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích đất của chị Lê Thị Hiền từ đất thổ cư và đất vườn sang đất nghĩa trang.
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND phường Chăm Mát Lê Ánh Thép cho biết: Chúng tôi không nắm được việc một số cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, bán đất vườn, đất thổ cư để đặt mộ. Còn cán bộ địa chính Dương Phương Nga thì cho biết: Trong lĩnh vực quản lý đất đai, hiện nay, phường vẫn đang quản lý khu đất ở tổ 10 (nay là tổ 4) của bà Lê Thị Hiền là đất thổ cư và đất vườn. Chưa có quyết định, văn bản pháp lý nào cho phép bà Hiền chuyển đổi diện tích đất này sang làm nghĩa trang, được đặt mộ.
Tuy vậy, qua nắm bắt thực tế, chúng tôi được người dân thông tin, vào đầu năm 2014, một số hộ sống ở khu vực cạnh nghĩa trang thành phố đã bán đất cho bà Ngân ở tổ 5 và bà Hiền ở tổ 11, phường Chăm Mát. Bà Ngân, bà Hiền đã xây kè, đổ đất, tự ý phân lô bán đất đặt mộ khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền. Trước thực trạng trên, tổ dân phố số 10 (khi đó) đã làm đơn kiến nghị UBND phường Chăm Mát giải quyết. Tuy nhiên, các đối tượng vẫn ngang nhiên chia lô bán đất xây mộ. Ngày 31/11/2016, tổ dân phố số 10 phát hiện có người đào đất xây mộ nên đã thông báo với UBND phường. Phường có cử cán bộ vào lập biên bản và yêu cầu dừng việc xây dựng. Tuy nhiên, khi cán bộ của phường về thì người ta lại tiếp tục việc xây dựng. Hiện tại, trên khu đất này đang tồn tại một công trình được xây dựng theo hình thức mộ táng. Theo thông tin của người dân thì đây là phần đất của gia đình ông Bùi Đắc Mùi, nguyên Chủ tịch Hội CCB TP Hoà Bình (điều này cũng đã được khẳng định trong biên bản họp giải quyết kiến nghị của tổ dân phố với lãnh đạo UBND phường ngày 14/12/2016 và qua thông tin trao đổi giữa P.V với bà Hoà - vợ ông Mùi). Trong quá trình giải quyết kiến nghị của nhân dân về vấn đề mua bán, chuyển nhượng đất đặt mộ trái phép có sự tham gia của lãnh đạo UBND phường Chăm Mát, trực tiếp là Phó Chủ tịch UBND phường Lê Ánh Thép. Tuy vậy, khi làm việc với chúng tôi, vị cán bộ này vẫn nói "không biết việc mua bán, chuyển nhượng đất trái phép để đặt mộ của bà Hiền, bà Ngân tại khu đất ở tổ 10”.
Mới đây nhất, ngày 31/5/2019, khi một số người vào tiếp tục xây dựng cây hương trong khu mộ táng thuộc đất mua của bà Hiền, bà Ngân, người dân đã báo với UBND phường. Sau khi nhận tin báo, UBND phường đã cử cán bộ vào phối hợp với tổ dân phố lập biên bản yêu cầu dừng thi công. Song, khi cán bộ UBND phường về thì những người này lại tiếp tục thi công, bất chấp những cam kết ghi trong biên bản vừa lập. Vậy nhưng, khi trao đổi với chúng tôi, bà Dương Phương Nga, cán bộ địa chính - người trực tiếp lập biên bản yêu cầu người dân dừng thi công cũng "không biết việc mua bán đất, đặt mộ”. Dù cho tấm biển mica thông tin về việc bán đất đặt mộ cùng số điện thoại được các đối tượng đặt công khai ngay tại khu đất mà ai cũng có thể dễ dàng nhìn thấy.
Nói về công trình xây dựng tại khu đất của bà Hiền, ông Lê Ánh Thép và bà Dương Phương Nga cho rằng: Công trình xây dựng tại khu đất của bà Hiền là công trình xây dựng dân dụng chưa được cấp phép chứ không phải là công trình mộ táng! Còn theo những người dân thì: dù bất kỳ ai khi đến đây cũng đều có thể dễ dàng nhận thấy công trình này được xây theo lối mộ táng. Trao đổi với chúng tôi, bà Hoà (vợ ông Bùi Đắc Mùi) - người mua khu đất này từ năm 2016 - cũng khẳng định đây là công trình mộ táng...
Như vậy, có hay không việc UBND phường Chăm Mát không biết hay đang làm ngơ trước những vi phạm liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng đất trái phép để đặt mộ của bà Hiền và bà Ngân trong nhiều năm qua, gây bức xúc trong dư luận nhân dân? Việc này đúng hay sai như thế nào rất mong các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, thông tin để người dân nắm rõ, tránh những vấn đề phức tạp nảy sinh tại cơ sở. Còn đối với UBND phường Chăm Mát, lời hứa trước dân của ông Nguyễn Đức Hiếu, nguyên Phó Chủ tịch UBND Phường trong giai đoạn (2015 - 2018) tại cuộc họp giải quyết kiến nghị của tổ dân phố số 10 vào ngày 14/12/2016 về việc "UBND phường kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định về sử dụng đất. Nhất là các trường hợp mua bán đất trái phép để cải táng, xây mộ” còn đó, cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Bởi nếu chỉ hứa mà không làm, niềm tin của người dân vào cấp chính quyền cơ sở sẽ nhanh chóng bị xói mòn.
Nhóm P.V
Bài 4 - Giải pháp cho các dự án chậm tiến độ
(HBĐT) - Dự án chậm tiến độ không chỉ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Tuy nhiên, toàn tỉnh mới có 7 dự án có quyết định thu hồi giấy phép đầu tư. Trong khi đó, nhiều dự án đã thay đổi chủ đầu tư hoặc không triển khai nhưng ngành hữu quan và chính quyền địa phương không quản lý được. Đâu là lời giải cho các dự án chậm tiến độ?.
Bài 3 - Dự án chậm tiến độ - đâu là nguyên nhân?
(HBĐT) - Thực tế cho thấy, nhiều dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư hơn chục năm trời nhưng vẫn chỉ nằm… trên giấy. Có nhiều dự án dù đã được gia hạn lần hai hoặc điều chỉnh giấy phép đầu tư nhưng các nhà đầu tư vẫn không triển khai theo tiến độ yêu cầu, dẫn đến những thiệt hại nặng nề không chỉ đối với cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp mà cả người dân trong vùng dự án. Vậy đâu là nguyên nhân chính của thực trạng này?
Bài 2 - Hệ lụy từ những dự án "treo"
(HBĐT) - Trên thực tế, các dự án "treo” trong nhiều năm đã mang lại nhiều hệ lụy. Không chỉ gây lãng phí tài nguyên đất, thất thu ngân sách mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.
Bài 1 - Dự án "nghìn vàng” bỏ hoang
(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đầu tư trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư cũng như tạo cơ chế phù hợp cho tỉnh đẩy mạnh việc thu hút các dự án đầu tư. Tuy nhiên, trong hàng nghìn dự án đầu tư vào tỉnh, vẫn còn nhiều dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm hoặc không triển khai trong nhiều năm gây bức xúc trong dư luận, quần chúng nhân dân, thất thu ngân sách, lãng phí tài nguyên đất...
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là tuyến vận tải chi viện chiến lược từ hậu phương lớn miền bắc chi viện cho chiến trường miền nam. Năm 1975, đường Trường Sơn đoạn qua Tây Nguyên đã góp phần đưa bộ đội ta tiến quân vào giải phóng Sài Gòn. Sau 44 năm đất nước thống nhất, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh ngày nay đã nâng cấp, mở rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra cuộc sống mới trên đại ngàn Trường Sơn.
Những lợi thế không chỉ "theo" Đường Hồ Chí Minh đến với người dân, mà cấp ủy, chính quyền các địa phương, đặc biệt là vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, đã rất nỗ lực phát huy, tận dụng trục dọc xuyên Việt thứ 2 này để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế vùng, kết nối và mở rộng quan hệ quốc tế.