Quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 hòn đảo nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 150.000 km vuông. Các đảo, cụm đảo của quần đảo Trường Sa tạo thành lá chắn, điểm tiền tiêu quan trọng để bảo vệ sườn phía Đông của Tổ quốc. Những thế hệ người lính hôm nay viết tiếp những trang sử vàng mà cha ông đã truyền trao trong việc giữ vững chủ quyền đất nước.

Khi mặt trời vừa nhô lên khỏi mặt biển, đàn chim hải âu dang cánh ngang trời tìm mồi, cũng là lúc tàu 571 hú còi rời Quân cảng Cam Ranh đến với quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa). Tàu chở hàng trăm thân nhân, mang hơi ấm nơi hậu phương vững chắc ra với cán bộ, chiến sỹ đang công tác các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Quà tặng của biển khơi

Vượt ngàn cây số với những cơn say sóng nhưng khi có tín hiệu tàu chuẩn bị cập đảo, những gương mặt người mẹ, người vợ như giãn ra, tươi trẻ, khỏe lại. Ai cũng muốn lên đảo thật nhanh để mang hơi ấm đất liền đến với người lính biển.

Chủ trương thăm thân là hoạt động của Quân chủng Hải quân được tổ chức cách đây vài năm với thời gian 2 năm/lần. Trong lần tổ chức thăm thân diễn ra từ ngày 22/5 - 8/6 thuộc đoàn Công tác số 15, Vùng 4 Hải quân lần này, mỗi thân nhân có thời gian lưu trú trên đảo 9 ngày. Trong thời gian đó, Chỉ huy đảo đã có kế hoạch dành một "phòng hạnh phúc" hoặc một không gian riêng cho vợ chồng, bố mẹ cán bộ chiến sỹ sinh hoạt thuận tiện, thoải mái nhất.

Chị Nguyễn Thị Hà Trang, vợ chiến sỹ Nguyễn Ngọc Tú, quê ở Yên Mỹ (Hưng Yên) đang công tác tại đảo An Bang, sau khi được chứng kiến nơi ăn, ở, sinh hoạt trên đảo đã chia sẻ: Dù ở đảo thiếu thốn hơn trên đất liền về đồ ăn, nước uống nhưng tinh thần của cán bộ, chiến sỹ rất vững vàng, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Thiếu thốn là thế nhưng khi đoàn thân nhân đến thăm đảo, anh em chiến sỹ đã dành hết đồ ăn ngon như rau tươi, cá tươi và nhiều đồ ăn quý nhất để tiếp đãi người thân. 

"Cũng như những thân nhân khác, khi sống trên đảo, tôi luôn có cảm giác hạnh phúc. Chúng tôi trân quý từng giây từng phút bên nhau khi trên đảo để cùng cảm nhận những thử thách, hy sinh của các chiến sỹ. Chúng tôi đã cùng trồng rau, cùng kéo những mẻ lưới cá làm quà tặng của biển khơi cho những thân nhân chiến sỹ khi đến với đảo xa", chị Hà Trang nhớ lại.

Theo Đại úy Nguyễn Văn Tiến - Chính trị viên đảo An Bang, mọi người xác định thân nhân cán bộ, chiến sỹ ra thăm là người thân của cả đơn vị, trong quá trình ăn ở sinh hoạt trên đảo phải được tạo điều kiện tốt nhất. Việc Quân chủng Hải quân tổ chức cho đoàn thân nhân ra thăm đảo rất ý nghĩa, giúp rút ngắn khoảng cách giữa đất liền với đảo; đồng thời, thể hiện tình cảm của người thân với cán bộ chiến sỹ nơi tuyến đầu của Tổ quốc.

Ra đảo Đá Lát từ tháng 7/2018, chiến sỹ nghĩa vụ Đỗ Ngọc Trường xúc động khi biết đợt này có bố đẻ từ Quảng Nam ra thăm. Cả đêm trước, anh không ngủ được, thấp thỏm bồi hồi mong trời nhanh sáng. Với bộ quân phục truyền thống của bộ đội Hải quân và khuôn mặt rạng rỡ, Trường đã đón bố mình lên thăm đảo. Hai cha con ôm chặt nhau một lúc lâu để cảm nhận tình cảm, hơi ấm của đất liền mang đến nơi đảo xa. Trong tâm trạng xúc động, Trường nói: Bố đã căn dặn nhiều điều, em cố gắng hoàn thành nhiệm vụ để được phục vụ lâu dài trong Quân đội, xứng đáng với niềm tin yêu của gia đình và quê hương.

Chứa chan tình cảm nơi đất liền


Vợ chồng chiến sỹ Nguyễn Ngọc Tú và Nguyễn Thị Hà Trang chụp ảnh lưu niệm tại đảo An Bang.

Trong hành trình đưa thân nhân ra thăm đảo, đoàn Công tác số 15 đã đặt chân tới 10 đảo nổi và đảo chìm: Trường Sa lớn, Đá Lát, Trường Sa Đông, Đá Đông, Đá Tây, Thuyền Chài C, Tóc Tan, Phan Vinh, Núi Le và An Bang.

Theo Đại tá Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 Hải quân, chủ trương cho người thân thăm cán bộ, chiến sỹ đang công tác tại đảo Trường Sa đã đáp ứng nguyện vọng của gia đình thân nhân muốn được biết nơi ăn ở, từ đó chia sẻ, động viên cán bộ, chiến sỹ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây là nguồn động viên rất lớn đối với cán bộ chiến sỹ, yên tâm tâm canh giữ biển đảo quê hương. Biết được tâm trạng người thân muốn ra thăm đảo sớm, mọi thủ tục hành chính đã được Trưởng đoàn công tác chỉ đạo rút gọn. "Trong hành trình, chúng tôi đã khẩn trương trong mọi công đoạn để rút ngắn thời gian di chuyển trên biển, với mục đích để thân nhân có thời gian lên đảo sớm nhất, lâu nhất, dù chỉ là ở thêm một giờ trên đảo", Đại tá Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh.

Nhận xét về việc Quân chủng Hải quân tổ chức cho thân nhân đi thăm cán bộ, chiến sỹ công tác ở quần đảo Trường Sa,  chị Nguyễn Thị Hà Trang chia sẻ, quyết định của Quân chủng rất có ý nghĩa và chứa chan tình cảm không chỉ của Quân đội nhân dân Việt Nam gửi gắm vào chuyến đi mà đó là tình cảm cả dân tộc, của đất liền đối với cán bộ, chiến sỹ đang canh giữ biển đảo quê hương. Chị Hà Trang bật mí, vợ chồng chị đã có một con gái 3 tuổi. Nếu lần này thành công, anh chị sẽ đặt tên con là An Bang để đánh dấu kỷ niệm đáng nhớ này.

Các thân nhân đều có chung nhận xét, điều kiện ăn ở của bộ đội đã được cải thiện rõ rệt, các đảo đều có điện, nước ngọt, rau xanh và thực phẩm tươi, tinh thần đoàn kết của cán bộ chiến sỹ bền chặt. Điều ấn tượng nhất trong thời gian lưu trú trên đảo là họ đã được ở trong căn "phòng hạnh phúc" để tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ chiến sỹ yên tâm bảo vệ Tổ quốc.

Bài 2: Hậu phương vững chắc của người lính đảo

                     TheoTTXVN

Các tin khác


Rưng rưng đầu sóng

Những ngày tháng 5, trên con tàu KN 490 xuất phát từ Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa), chúng tôi đã bắt đầu hành trình đến với Trường Sa và Nhà giàn DK1. Nơi tiền tiêu của Tổ quốc, trong khó khăn, sức sống và niềm tin vẫn được vun đắp từng ngày.

Xung quanh việc mua bán đất trái phép để đặt mộ tại phường Chăm Mát

Bài 2- Chính quyền không biết hay... làm ngơ?

(HBĐT) - Trước thực trạng mua bán, chuyển đổi đất để đặt mộ diễn ra một cách ngang nhiên, trái phép của một số đối tượng ở khu vực tổ 10 (nay là tổ 4), phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) từ nhiều năm qua, dư luận đang đặt ra câu hỏi: chính quyền địa phương không biết hay đang... làm ngơ?

Xung quanh việc mua bán đất trái phép để đặt mộ tại phường Chăm Mát

Bài 1: Ngang nhiên biến đất người sống thành đất người chết

(HBĐT) - Dù cho người dân phản đối, kiến nghị cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, nhưng việc mua bán, chuyển nhượng đất thổ cư, đất vườn trái phép để đặt mộ vẫn diễn ra một cách ngang nhiên trong nhiều năm qua tại khu vực tổ 10 (nay là tổ 4, phường Chăm Mát), TP Hoà Bình. Liệu cơ quan chức năng, chính quyền địa phương có biết?!

Tìm hướng giải quyết khó khăn trong việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 30, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118, ngày 27/12/2014 của Chính phủ về thực hiện sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp (NLN), UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 15, ngày 23/7/2015 về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số 33, ngày 28/3/2016 về thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty NLN trên địa bàn tỉnh để chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố và các công ty NLN triển khai thực hiện.

Khu Chuyên gia - xót xa và luyến tiếc

(HBĐT) - Từng được coi là hình mẫu về kiến trúc, mỹ thuật, cảnh quan, tiện ích và đáng sống, nhưng thời gian và sự tác động của con người, cũng như sự bất lực trong quản lý đang đẩy khu Chuyên gia vào thảm cảnh hoang tàn như hiện nay. Thực tế đó để lại sự luyến tiếc, xót xa cho những ai nặng lòng với quá khứ.

Độc đáo nghề rèn truyền thống xã Phúc Sen

(HBĐT) -Đến với xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, du khách không khỏi ngỡ ngàng và choáng ngợp bởi dãy những lò rèn truyền thống. Giá gỗ treo đủ các loại nông cụ như dao, búa, lưỡi rìu, cuốc, xẻng… kết hợp với tiếng búa đập lên đe kêu chan chát, inh tai đã tạo nên những nét đặc sắc cho hàng trăm lò rèn truyền thống nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục