(HBĐT) - Chúng tôi trở lại thăm Cao Phong những ngày cuối năm 2019, vào đúng dịp Lễ hội cam Cao Phong được tổ chức thường niên nhiều năm nay. Du khách muôn nơi đổ về thăm quan, trải nghiệm vùng đất từ lâu nay được biết đến với sản phẩm cam nổi tiếng. Vùng đất được ví như thảo nguyên của tỉnh đã hiện thực ước mơ phát triển và thay đổi từng ngày.
Huyện Cao Phong tổ chức Lễ hội cam thường niên tạo kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng và thương hiệu cam Cao Phong.
Hạ tầng giao thông, văn hóa, thủy lợi được đầu tư, nâng cấp đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Sức lan tỏa của vùng cam thị trấn Cao Phong giờ đã phát triển rộng khắp trên các vùng quê. Xã Bình Thanh đã trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, nhiều hộ thực hiện che màn cho cam có năng suất, chất lượng cao, được khách hàng tin tưởng. Đường 435 đã mở tới Thung Nai, đang dần hoàn thiện, mang lại cơ hội lớn cho địa phương khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình gắn với bản sắc văn hóa và nông nghiệp. Đường giao thông đã vươn tới bản Mừng, xóm khó khăn bậc nhất của xã Xuân Phong. Xã Yên Lập, Yên Thượng tìm được hướng đi phát triển mía, cam, nuôi ong lấy mật. Nhiều xã về đích nông thôn mới, tiếp tục thực hiện các tiêu chí nâng cao. Những con đường hoa sạch đẹp của làng quê đổi mới xuất hiện nhiều hơn ở xã Bắc Phong, Nam Phong, Tây Phong, Dũng Phong…
Đồng chí Đinh Duy Thích, Bí thư Đảng ủy xã Nam Phong chia sẻ: Xã đã có sự đổi mới mạnh mẽ so với nhiều năm trước. Năm 2016, xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, trường học được đầu tư. Con đường từ quốc lộ 6 đi qua xóm Nam Thái, qua trung tâm xã đến xóm Trẹo Trong rộng rãi, thênh thang như ở phố. Tường rào, sân vườn nhà dân được quy hoạch xây dựng gọn gàng, văn minh, sạch đẹp. Giao thông cũng được xây dựng ra tận ruộng đồng trong bát ngát màu xanh của mía, cây ăn quả trùng điệp, lớp lớp. Chất lượng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, thiết chế văn hóa được nâng cao rõ rệt. Xã đã cơ bản chuyển đổi diện tích đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng các loại cây như mía, cam, quýt, bưởi có giá trị cao hơn. Chẳng phải đi đâu xa, cứ chăm chỉ, chuyên cần canh tác mía, cam, phát triển chăn nuôi là người dân có của ăn, của để, có nhà xây, con trẻ được chăm lo, tạo điều kiện học hành nên người.
Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, huyện Cao Phong đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Công tác xây dựng chính quyền, hệ thống chính trị có nhiều đổi mới, hiệu quả. Đảng bộ đoàn kết, thống nhất, lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả các nhiệm vụ KT-XH. Đặc biệt, Cao Phong đã khai thác các lợi thế đặc thù phát triển cam và bước đầu phát triển du lịch theo quy hoạch, tạo sức bật mới trong nhiệm kỳ tới. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Quách Văn Ngoan cho biết: Cao Phong là vùng đất được khí hậu, thiên thiên ưu đãi rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và du lịch văn hóa, sinh thái, tâm linh. Xuất phát từ lợi thế riêng có này, huyện định hướng, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tập trung là cây cam; thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực phát triển du lịch, dịch vụ. Cao Phong được coi là thủ phủ cam của miền Bắc. Năm 2014, sản phẩm cam Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) công nhận chỉ dẫn địa lý. Cùng với phát triển mở rộng diện tích cam, huyện Cao Phong đã chú trọng tới giữ gìn, quản lý thương hiệu, nâng cao chất lượng cam Cao Phong. Sản phẩm cam Cao Phong đã tạo được chỗ đứng khá ổn định trên thị trường, đem lại cơ hội làm giàu cho người nông dân. Đến nay, toàn huyện có khoảng 3.000 ha cây có múi, được trồng bằng các loại giống có năng suất, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP và chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản lượng vụ này đạt khoảng 4 vạn tấn. Giá bán bình quân từ 20 - 25.000 đồng/kg, giá trị thu nhập đạt từ 500 - 600 triệu đồng/ha, được coi là niềm mơ ước của nông dân địa phương. Cùng với cây cam, Cao Phong duy trì ổn định diện tích mía khoảng 2.700 ha ở hầu hết các xã trong huyện, phù hợp với trình độ thâm canh của đại đa số nông dân với thu nhập khá ổn định, đạt 120-150 triệu đồng/ha. Hiện nay, huyện đang thực hiện định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất sạch và an toàn gắn với thị trường tiêu thụ, tạo sự phát triển bền vững.
Bên cạnh cây cam, mía, Cao Phong có lợi thế lớn để phát triển các loại hình du lịch. Cao Phong - Mường Thàng (1 trong 4 xứ Mường nổi tiếng của tỉnh) là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống, có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú với nhiều danh thắng chứa đựng những huyền thoại đã đi vào lịch sử. Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế riêng có, huyện Cao Phong đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch. Các quy hoạch phát triển du lịch đang từng bước được hiện thực hóa theo hướng tập trung vào phát triển du lịch hồ Hòa Bình, kết nối với các điểm, tuyến du lịch tâm linh, văn hóa, lịch sử trên địa bàn. Đến nay, huyện đã có một số điểm, tuor, tuyến du lịch mang lại trải nghiệm thú vị cho du khách. Trong đó, nhiều điểm du lịch đang tạo sức hút lớn đối với du khách. Quần thể hang động núi Đầu Rồng (thị trấn Cao Phong), điểm du lịch Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam ở xã Bắc Phong (rộng 32 ha); du lịch trải nghiệm vườn cam; điểm du lịch Thung Nai - đền Chúa Thác Bờ. Điểm du lịch trên tuyến đường Tân Phong - Dũng Phong - Yên Lập - Yên Thượng cũng đã định hình. Khu căn cứ địa cách mạng Chiến khu Thạch Yên, chùa Khánh, Quèn Ang đang được đầu tư. Tuyến đường Bình Thanh - Thung Nai - Ngòa Hoa đang được đầu tư nâng cấp, hoàn thành trong năm 2020 sẽ tạo sức đẩy giúp Cao Phong khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình.
Đồng chí Quách Văn Ngoan, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong chia sẻ: Tận dụng những lợi thế so sánh về sản xuất nông nghiệp và du lịch, dịch vụ, huyện chú trọng cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, huy động các nguồn lực đầu tư, tạo thành sự kết nối hạ tầng, xây dựng các tour, tuyến du lịch với những sản phẩm du lịch. Huyện đang thực hiện các giải pháp hiệu quả để khai thác tiềm năng, lợi thế riêng có tạo sự phát triển bền vững, vươn lên thành miền quê trù phú, ấm no, hạnh phúc.
Lê Chung
(HBĐT) - Vậy là tôi đã thực hiện được ước nguyện đến Côn Đảo - vùng đất huyền thoại, nơi từng là "địa ngục trần gian” kéo dài hàng trăm năm và cũng là vùng đất của sự sống khát khao, mãnh liệt, quật cường. Chẳng vậy mà Côn Đảo đã trở thành trường học cách mạng của biết bao chiến sỹ cộng sản và những người yêu nước. Cùng với hệ thống nhà tù nghiệt ngã thì nghĩa trang Hàng Dương là di tích có giá trị tố cáo tội ác của chế độ thực dân, đế quốc với hàng vạn nấm mộ có tên và không tên. Là nơi yên nghỉ của biết bao người con ưu tú của dân tộc đã bị kẻ thù đầy ải chốn lao tù, xiềng xích, bởi vậy nơi đây đã trở thành địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ.
(HBĐT) - Tháng 8/2019, Trại tạm giam Công an tỉnh phát động cho phạm nhân viết thư với chủ đề "Gửi lời xin lỗi”. Từ chỗ e dè, ngại ngùng và không biết bắt đầu từ đâu, đến hết tháng 9 đã có 45 bức thư do 45 phạm nhân viết. Mỗi bức thư là một lời tự sự, một câu chuyện và hơn hết là những khát vọng sống được "đánh thức" trong những đêm chong đèn chắp bút.
Bài 2: Giúp doanh nghiệp, hợp tác xã tháo gỡ khó khăn trong sản xuất-kinh doanh
(HBĐT) - Hiệu quả hoạt động và những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp (DN) đối với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh hết sức rõ ràng. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, những năm qua, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành tạo điều kiện về thủ tục hành chính, môi trường pháp lý, chính sách tín dụng, công tác đào tạo nguồn nhân lực và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực ngành là việc làm rất thiết thực, tạo điều kiện giúp các DN nắm bắt, triển khai đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ và phát triển.
Bài 1 - Động lực phát triển của nền kinh tế
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp (DN) và nhân dân, KT-XH của tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống người dân ngày một nâng cao. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tỉnh ủy, còn 5 chỉ tiêu dự báo khó đạt, cần phải phấn đấu, trong đó có chỉ tiêu số DN hoạt động hiệu quả trung bình hàng năm tăng 355 DN. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song phải khẳng định, những năm gần đây, cộng đồng DN tỉnh đã nỗ lực ổn định sản xuất, tiếp tục đầu tư mở rộng SX-KD, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần vào sự giàu mạnh của tỉnh.
(HBĐT) - Sau một thời gian theo dõi, ngày 3/9/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an huyện Đà Bắc) bắt quả tang Trần Văn Cường (SN 1988), trú tại xóm Trúc Sơn, xã Toàn Sơn có hành vi tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép (XCTP) sang Trung Quốc. Tại cơ quan Công an, bước đầu đối tượng khai nhận chỉ biết tổ chức đưa người XCTP để hưởng tiền môi giới, công dẫn dắt chứ không hề biết phía bên kia biên giới người lao động chui sẽ phải đối mặt với những rủi ro gì...
Đi nước ngoài lao động đem lại cuộc sống giàu sang cho nhiều người dân nghèo. Nhưng đi nước ngoài lao động theo cách bất hợp pháp cũng mang lại nỗi đau thương mất mát cho cả gia đình và xã hội.