(HBĐT) - Bị đánh đập, bị bắt bớ, thậm chí bị sát hại.... Nhiều câu chuyện đau lòng đã xảy ra, nhiều bi kịch đã tái diễn, nhưng tại xã Yên Trị (Yên Thủy), làn sóng tìm cách vượt biên trái phép vào Trung Quốc lao động chui vẫn chưa dừng lại.


Ngôi nhà hai tầng của anh Chính, chị Thu, xóm Lòng, xã Yên Trị (Yên Thủy) được xây dựng khang trang nhưng không có người ở. 

Câu chuyện xảy ra cách đây đã hơn 3 tháng, nhưng dường như nỗi đau vẫn chưa nguôi ngoai trong ngôi nhà nhỏ cuối xóm Lòng. Năm 2014, con trai, con dâu của ông Bùi Thanh Bình là anh Bùi Văn Chính và chị Nguyễn Thị Thu gửi con cho ông bà đi làm ăn ở Trung Quốc. Hơn 4 năm làm việc nơi xứ người, anh Chính và chị Thu tích cóp được một khoản tiền về đủ xây một ngôi nhà mới khang trang ngay mặt đường 21. Tuy nhiên, dọn về nhà mới chưa được bao lâu, anh Chính và chị Thu tiếp tục trốn sang Trung Quốc lao động chui. 

"Tôi nhiều lần khuyên hai con cũng có chút ít tích cóp thì ở nhà chăm lo cho con cái ăn học, hai vợ chồng nó bỏ con từ lúc đứa lớn mới học lớp 6, đứa thứ 2 học lớp 5, bây giờ hai anh em nó đều đã học cấp 3, cần có bố mẹ. Các con nói đi cố chuyến này tích cóp ít tiền rồi về hẳn không đi nữa” - ông Bình kể. Nhưng đến cuối tháng 7 vừa qua, ông Bình không liên lạc được với con. Sau đó, Công an huyện Yên Thủy báo nghi ngờ hai vợ chồng anh Chính bị giết, cướp tiền. Công an vào cuộc, vì con trai ông Bình không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào nên ông Bình và vợ phải gửi mẫu máu, mẫu tóc để xác minh. Đến nay, đã hơn 4 tháng trôi qua, ngày nào cũng mong ngóng nhưng mọi thông tin về con vẫn bặt vô âm tín. 

Bà Quách Thị Châu, vợ ông Bình nói trong hai hàng nước mắt: "Ngày con hẹn về tôi đã bắt 1 con lợn để nuôi, sau này con về làm xong nhà liên hoan, nhưng nay con không về nữa, gần 4 tháng vẫn chưa đưa được con về. Không biết chờ đến khi nào". Ông Bình hàng ngày đều dành thời gian ra lau dọn ngôi nhà hai con xây dựng, ảnh thờ các con ông cũng đã làm nhưng chưa dựng bàn thờ vì chưa đưa được thi hài hoặc tro cốt con về để làm đám tang. Ngôi nhà mới xây vẫn đóng cửa...

Chợ lao động "chui" nhan nhản trên mạng

Cũng khát khao đổi đời, anh Đinh Đình Huy, xóm Tân Thịnh bỏ tiệm sửa xe máy lên đường sang Trung Quốc lao động chui. Lên mạng tìm thông tin đi lao động Trung Quốc, anh Huy được một đường dây gọi điện tận nơi, thu hơn 5 triệu đồng và anh được đưa trót lọt qua biên giới. Tuy nhiên, chưa kịp lĩnh tháng lương đầu tiên, anh Huy và 2 người cùng xưởng bị bắt nhốt vào trại tị nạn 5 tháng trời. 

"Toàn bộ số tiền mang theo bị tịch thu, sau 5 tháng, lực lượng công an trao trả tôi về nước. Bây giờ về nhà tiếp tục quay lại nghề sửa xe” - anh Huy tâm sự. Tuy nhiên, anh Huy thừa nhận mình còn "may chán” vì chỉ bị bắt nhốt rồi trả về, có rất nhiều lao động giống như anh không có cơ hội trở về khi dọc đường sang Trung Quốc bị đánh, bị cướp rồi mất xác nơi xứ người. 

Yên Trị là một trong những xã có nhiều trường hợp đi lao động theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Theo thống kê của Công an xã, lúc cao điểm xã có 160 người đi, hiện còn hơn 50 trường hợp lao động bất hợp pháp tại Trung Quốc. Do rủ nhau đi theo người quen, nên khi xảy ra những sự việc như trên rất khó để giải quyết. 

Đồng chí Quách Trọng Thịnh, Phó Chủ tịch HĐND xã, nguyên Trưởng Công an xã cho biết: Điều đáng nói là những đường dây đưa người đi lao động chui hiện nay hoạt động rất tinh vi. Thậm chí, không cần có người quen, chỉ cần lên mạng tra từ khóa đi lao động tại Trung Quốc là sẽ ra một loạt trang tuyển dụng, người tổ chức đi chủ động gọi điện liên hệ hướng dẫn và đưa người đi. Ngoài ra, khó khăn, thiệt thòi nữa là rất nhiều lao động đi chui thậm chí không mang cả giấy tờ tùy thân, vì vậy, khi xảy ra sự việc rất khó xác minh thông tin. 

Theo trung úy Phạm Thành Hưng, Phó Trưởng Công an xã Yên Trị, qua tìm hiểu, nắm bắt tình hình những lao động đã đi về được biết, người Việt Nam sau khi theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc trái phép thường làm các công việc nặng nhọc, phải làm ca đêm và thường xuyên bị bớt xén tiền lương, bị ngược đãi. Đối với lao động nữ, do công việc nặng nhọc phải bỏ trốn ra ngoài, nhưng lại bất đồng ngôn ngữ, không thông thạo địa hình nên dễ bị lừa bán vào các động mại dâm hoặc làm vợ đàn ông Trung Quốc. Có nhiều vụ ẩu đả xảy ra giữa người Việt và người bản địa, cá biệt có trường hợp người Việt với người Việt sát hại nhau ngay trên đất nước Trung Quốc. Vì vậy, trong thời gian tới, cùng với công tác tuyên truyền, vận động, với chức năng của Công an chính quy về tăng cường tại xã, chúng tôi tiếp tục tăng cường đấu tranh bóc gỡ các đường dây đưa người đi lao động trái phép ở nước ngoài, thường xuyên rà soát, gọi hỏi các đối tượng đã đi lao động trở về, đấu tranh với những hành vi lôi kéo, tổ chức đưa lao động vượt biên. 

P.L

Các tin khác


“Gửi lời xin lỗi” và khát vọng hoàn lương sau song sắt

(HBĐT) - Tháng 8/2019, Trại tạm giam Công an tỉnh phát động cho phạm nhân viết thư với chủ đề "Gửi lời xin lỗi”. Từ chỗ e dè, ngại ngùng và không biết bắt đầu từ đâu, đến hết tháng 9 đã có 45 bức thư do 45 phạm nhân viết. Mỗi bức thư là một lời tự sự, một câu chuyện và hơn hết là những khát vọng sống được "đánh thức" trong những đêm chong đèn chắp bút.

Thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI: Mở hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã

             Bài 2: Giúp doanh nghiệp, hợp tác xã tháo gỡ khó khăn trong sản xuất-kinh doanh


(HBĐT) - Hiệu quả hoạt động và những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp (DN) đối với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh hết sức rõ ràng. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, những năm qua, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành tạo điều kiện về thủ tục hành chính, môi trường pháp lý, chính sách tín dụng, công tác đào tạo nguồn nhân lực và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực ngành là việc làm rất thiết thực, tạo điều kiện giúp các DN nắm bắt, triển khai đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ và phát triển.

Mở hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã

Bài 1 - Động lực phát triển của nền kinh tế

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp (DN) và nhân dân, KT-XH của tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống người dân ngày một nâng cao. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tỉnh ủy, còn 5 chỉ tiêu dự báo khó đạt, cần phải phấn đấu, trong đó có chỉ tiêu số DN hoạt động hiệu quả trung bình hàng năm tăng 355 DN. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song phải khẳng định, những năm gần đây, cộng đồng DN tỉnh đã nỗ lực ổn định sản xuất, tiếp tục đầu tư mở rộng SX-KD, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần vào sự giàu mạnh của tỉnh.

Xuất cảnh chui sang Trung Quốc - bất chấp rủi ro để tìm “mật ngọt” nơi “miền đất hứa”

(HBĐT) - Sau một thời gian theo dõi, ngày 3/9/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an huyện Đà Bắc) bắt quả tang Trần Văn Cường (SN 1988), trú tại xóm Trúc Sơn, xã Toàn Sơn có hành vi tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép (XCTP) sang Trung Quốc. Tại cơ quan Công an, bước đầu đối tượng khai nhận chỉ biết tổ chức đưa người XCTP để hưởng tiền môi giới, công dẫn dắt chứ không hề biết phía bên kia biên giới người lao động chui sẽ phải đối mặt với những rủi ro gì...

Nỗi đau ở làng "xuất ngoại chui"

Đi nước ngoài lao động đem lại cuộc sống giàu sang cho nhiều người dân nghèo. Nhưng đi nước ngoài lao động theo cách bất hợp pháp cũng mang lại nỗi đau thương mất mát cho cả gia đình và xã hội.

Thăm miền “đất thép” Củ Chi

(HBĐT) - Chúng tôi có dịp về thăm vùng "đất thép” Củ Chi. Nơi từng được xem là "tọa độ hủy diệt” của đế quốc Mỹ, khi chúng đã ném xuống đây khoảng 240.000 tấn bom đạn với quyết tâm hủy diệt vùng đất nhỏ bé này. Được trực tiếp nghe, nhìn và tìm hiểu hệ thống đường hầm tỏa rộng chằng chịt trong lòng đất, chúng tôi thêm hiểu và thấm thía hơn giá trị của hòa bình, độc lập. Chẳng vậy mà địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc như một huyền thoại của thế kỷ XX và trở thành "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục