(HBĐT) - Trong chuyến công tác tại đảo Trần và đảo Trà Bản (Quảng Ninh), chúng tôi ấn tượng bởi màu xanh mơn mởn của những luống rau trên mảnh đất cằn của Trạm rada 480 và 485, Tiểu đoàn 151 (Bộ Tư lệnh Vùng I Hải quân).


Sau giờ làm việc và huấn luyện, cán bộ, chiến sỹ Trạm rada 485, đảo Trà Bản (Quảng Ninh) ra vườn tăng gia sản xuất.

Mặc dù đóng quân trên huyện đảo xa đất liền, điều kiện đất đai, khí hậu không thuận lợi, nhưng cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) đảo Trần tích cực cải tạo từng m2 đất để tăng gia sản xuất, cải thiện bữa ăn hàng ngày, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Đại úy Nguyễn Thế Phương, Trạm rada 480 (đảo Trần) cho biết: Ở ngoài đảo đất đai khô cằn, không có mặt bằng rộng để trồng rau, gió biển mang hơi mặn, lại thiếu nguồn nước sạch để tưới, vì vậy, việc tăng gia sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Để trồng được những luống rau xanh tốt đòi hỏi rất nhiều công sức của CB, CS, từ khâu làm đất, ươm giống, gieo trồng đến chăm sóc. Nước tưới phải tận dụng những nguồn nước đã qua sử dụng như nước rửa rau hàng ngày. Để cải tạo đất, CB, CS tận dụng tối đa lượng phân chuồng chăn nuôi lợn, gà, kết hợp với phân xanh từ lá cây rừng ủ mục để bón cho đất.

Với sự chăm chỉ, cần cù và đôi bàn tay khéo léo của những người lính đảo, một vùng đất sỏi đá, khô cằn trên đảo đã biến thành những vườn rau xanh tốt, những ao cá, khu chuồng trại chăn nuôi tập trung như một trang trại thu nhỏ trên đất liền. Theo chân chiến sỹ Trần Trung Kiên, Trạm rada 480 được anh giới thiệu khu tăng gia sản xuất của đơn vị. Vườn rau vun luống thẳng tắp với đủ loại rau xanh, mùa nào rau nấy. Cạnh đó là khu chăn nuôi với khoảng 30 con lợn và hàng trăm con gà lớn, nhỏ. Có được thành quả đó là bao mồ hôi, công sức của CB, CS. Anh Kiên chia sẻ: Nhìn những luống rau lớn lên mỗi ngày, chúng tôi lại thấy ở đó hình ảnh quê nhà thân thương, gần gũi, từ đó càng thêm yêu và gắn bó với đảo, quyết tâm bám trụ, giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng.

Tại đảo Trà Bản thì điều kiện đất đai, thổ nhưỡng thuận lợi hơn bởi đất đai rộng rãi, bằng phẳng, nguồn nước ngọt nhiều hơn. Hàng ngày, sau giờ làm việc, huấn luyện, CB, CS Trạm rada 485 lại cùng nhau ra vườn tăng gia sản xuất. Mỗi người một việc, người tưới rau, người bón phân, người vun luống, nhổ cỏ…, không khí lao động hăng say. Nhằm chủ động tăng gia sản xuất, đơn vị xây dựng tường chắn gió, làm bể chứa nước ngọt tưới cho vườn rau. Đại úy Nguyễn Văn Tuân, Trạm trưởng Trạm rada 485 cho biết: Đảm bảo công tác hậu cần, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch tăng gia sản xuất theo từng thời vụ cụ thể. Trạm vận động CB, CS chú trọng khai hoang, cải tạo đất, đưa các giống rau, quả phù hợp với điều kiện khí hậu trên đảo vào trồng. Đưa gia súc, gia cầm, cá lên đảo chăn nuôi. Đến nay, đơn vị đã tự đảm bảo được gần 100% nguồn rau sạch, quân số khỏe hàng năm đạt trên 99%. Đồng thời, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho CB, CS, thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị.

Với sự chăm chỉ, cần cù, chịu khó và những cách làm hay, sáng tạo của CB, CS, những năm qua, công tác tăng gia sản xuất ở các Trạm rada trên tuyến đảo Trần, Trà Bản đã thực sự mang lại hiệu quả, đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội ngày càng được nâng cao; góp phần quan trọng vào việc xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng nơi tuyến đảo Đông Bắc của Tổ quốc.

Việt Lâm

Các tin khác


Nhớ lại trận chiến cuối cùng giải phóng Thừa Thiên Huế

Chúng tôi về thăm xã Phú Hải, anh Phan Văn Song và anh Nguyễn Đức Quyền đưa chúng tôi thăm lại bãi biển, nơi diễn ra trận chiến đấu cuối cùng, nơi bàn chân chiến thắng của chúng tôi từng in dấu. Hôm nay về đây, lòng chợt vui thấy biển không già, phá Tam Giang hiền hòa như nghìn đời vốn có, cuộc sống hồi sinh trên từng gương mặt rạng ngời, trên mỗi bước chân tự tin tiến lên phía trước của người dân Phú Hải, Phú Vang.

45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Dấu ấn trận đánh đập tan "Lá chắn thép Phan Rang"

Những ngày này, Trung tá Nguyễn Trọng Nghĩa (72 tuổi) như sống lại một thời hào hùng gắn bó với Đại đội Đặc công 311 do ông trực tiếp chỉ huy chiến đấu đập tan "Lá chắn thép Phan Rang”, giải phóng Ninh Thuận vào ngày 16/4/1975.

Chuyện về những cô gái "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" 

(HBĐT) - Cách đây 61 năm (1959), tuyến đường vận tải quân sự chiến lược mang tên Trường Sơn, còn gọi là đường mòn Hồ Chí Minh ra đời. Đây là tuyến đường đi qua miền Trung Việt Nam, hạ Lào và Campuchia để vận chuyển binh lực, lương thực, vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, hàng nghìn cô gái còn rất trẻ của đất Mường Hòa Bình đã tình nguyện lên đường nhập ngũ. Họ chính là những bông hồng thép trên tuyến lửa ác liệt này, góp sức cho cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

Trải nghiệm hành trình lên đỉnh trời đảo Hòn Khoai

(HBĐT) - Trong chuyến công tác cùng Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đến vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, có lẽ đáng nhớ nhất là hành trình đi "ngược” từ mặt biển lên đỉnh trời đảo Hòn Khoai mang lại cho chúng tôi nhiều cảm xúc. Ngoài những anh lính của Vùng, chúng tôi đều không phải là "dân chuyên” trong việc leo núi. Vậy nhưng chúng tôi cũng đã đặt chân đến đỉnh của đảo Hòn Khoai để cảm nhận phần nào về cuộc sống nơi đỉnh trời.

Hồi ức về Mùa Xuân 1975: Đi về Phương Nam

Sau những ký ức đáng nhớ ngày vào giải phóng Huế và Đà Nẵng, nhà báo Trần Mai Hưởng, nguyên Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, và các phóng viên chiến trường của TTXVN tiếp tục được giao nhiệm vụ tiến vào Nam trên chặng đường đi đến thắng lợi cuối cùng của chiến dịch mùa Xuân 1975 lịch sử.

Về Vân Sơn nghe kể chuyện bắt phi công Mỹ

(HBĐT)-Vân Sơn là xã mới thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã vùng cao của huyện Tân Lạc, gồm: Lũng Vân, Nam Sơn, Bắc Sơn. Trong thời kỳ những năm 1971 - 1972, khi Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc, xã Vân Sơn là "chiến địa” với chiến công vây bắt giặc lái Mỹ còn vang vọng đến bây giờ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục