Khi hoàn thành cuộc ngăn sông lịch sử lớn nhất thế kỷ 20, Thủy điện Hòa Bình là bản hùng ca về về ý chí, tinh thần, nghị lực Việt Nam; là những ca từ xúc động trên công trường rộn tiến ca; là khí thế thi công ngày đêm rầm rập vượt tiến độ, đưa công trình vào vận hành khai thác tốt các chức năng điều tiết nước, chống lũ, chống hạn, đảm bảo giao thông đường thủy, phát điện phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Song cũng là lúc người dân vùng hồ lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, co cụm trên núi đồi, hình thành các chòm xóm, hầu hết cách biệt và cô lập…




Người dân xóm Phúc, xã Sơn Thủy, huyện Mai Châu lao động mưu sinh ở bến Bãi Sang.

Thành công của di dân là cơ bản nhưng sự hy sinh, gian khổ, khó khăn, đóng góp của bà con vùng hồ Hoà Bình là rất nhiều. Đồng bào phải trải qua cuộc chuyển dân để giải phóng mặt bằng, lòng hồ phục vụ công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Cả huyện Đà Bắc có 3.000 ha lúa nước, sau khi nước dâng chỉ còn 900 ha; hơn 3.000 ha đất trồng màu là đất rửa trôi, bạc màu, độ dốc cao, nhiều diện tích độ dốc cao từ 50 - 70%. Các vùng được coi là vựa lúa của huyện Đà Bắc như Hào Tráng, Tiền Phong, Vầy Nưa đều bị ngập dưới lòng hồ thủy điện. Do liên tục phải di chuyển chạy nước theo hình thức chuyển vén tài sản, nhà cửa của người dân dần thất thoát, hao hụt.

Ông Đinh Văn Lành, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vầy Nưa nhớ lại: Thời điểm phục vụ công trình Thủy điện Hòa Bình, việc di dân thực sự là cuộc cách mạng chuyển dân lòng hồ, lớn chưa từng có và chưa từng làm bao giờ. Nước ngập, mồ mả, ruộng nước chìm dưới hồ. Người dân chạy nước làm 3 đợt từ cos 40-70-120. Huyện ủy đã ban hành nghị quyết về chuyển dân vùng hồ. Từ huyện đến xã, xóm đều vào cuộc vận động nhân dân di chuyển theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương "Tuyệt đối không để nhà ai trôi”. Các hộ dân vén nhà theo mực nước tiếp tục sinh sống, một bộ phận chuyển đến tái định cư ở xã Hào Lý, Tu Lý… Đời sống nhân dân lúc ấy rất khó khăn. Người dân phải đào sắn, củ mài, vướt vát ngô, cá mang xuống thị xã Hòa Bình bán để chống đói.

Ông Hoàng Văn Đảm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đà Bắc cho biết: Sau khi hoàn thành công cuộc chuyển dân, đời sống nhân dân các xã vùng hồ ở tình trạng khó khăn cùng cực. "Trắng” toàn bộ cơ sở hạ tầng, người dân thiếu đói triền miên, nhà nước phải cấp gạo cứu tế.  Muốn tiếp cận các xã vùng hồ hầu hết phải đi bằng đường thuỷ. Cán bộ huyện đi cơ sở được cán bộ xã mời về nhà tổ chức cuộc họp, vì trụ sở không có hoặc xập xệ. Cũng vì khó khăn, hàng trăm hộ phải từ bỏ quê hương, sinh sống ở các địa phương trong tỉnh, vào miền Nam lập nghiệp với mong ước thoát nghèo. Trong 2 năm, huyện Đà Bắc có 352 hộ đi xây dựng kinh tế mới ở các tỉnh miền Nam, Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng) và một số huyện trong tỉnh như Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Thủy… Tuy có đất sản xuất nhưng nhìn chung cuộc sống còn khó khăn do thay đổi địa bàn, tập quán sản xuất, sinh sống, một số hộ quay trở lại về định cư ở ven hồ. 

Những gia đình ở lại cũng rất cơ cực, không có mặt bằng để  làm nhà, sản xuất. Việc thay đổi phương thức sản xuất từ trồng lúa nước chuyển sang cây lâm nghiệp, các loại cây ăn quả… cũng mất nhiều thời gian, công sức; sản lượng, năng suất cây trồng bấp bênh. Những 1996 - 1997, toàn huyện Đà Bắc mới đang tập trung xây dựng trụ sở xã, rồi đến xây trường học, trạm y tế, bến thuyền. Xong rồi mới tính đến chuyện làm đường dân sinh trên cơ sở những lối mòn đi lại ngày xưa. Đường là đường đất chỉ rộng 1 - 2m, đi lại chủ yếu là đi bộ vì không có xe máy, xe đạp; bà con chủ yếu chế tạo hoặc mua máy phát để phát điện nhỏ, còn lại hầu hết đều thắp đèn dầu. 

Về sinh kế, bà con chủ yếu sản xuất tự cung, tự cấp; trồng lúa, ngô, khoai, dong riềng đủ ăn đã là may; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo gần 100%; tỉnh liên tục phải hỗ trợ cứu đói. Nhà trường chưa được xây, hầu hết học sinh phải học tạm; nhiều người không thể đi học vì thiếu trường, thiếu giáo viên, tỷ lệ người dân biết chữ ít. Huyện Đà Bắc phải mất rất nhiều năm thực hiện phong trào xoá mù chữ cho người dân.  Hệ thống y tế thôn bản mới được đầu tư, điều kiện tiếp cận của người dân cũng hạn chế. Muốn tiếp cận các xã vùng hồ, hầu hết phải đi bằng đường thuỷ. Đi đường bộ phải leo núi, vượt rừng tự nhiên, rừng đặc dụng mất cả buổi mới tới được trung tâm xã. Đến các xã vùng cao như Nánh Nghê, Mường Tuổng, Đồng Chum, Đồng Ruộng, Mường Chiềng, Giáp Đắt, Tiền Phong… phải tính bằng tuần. 

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, vùng lòng hồ Hoà Bình vẫn là "vùng trũng” nhiều khó khăn của tỉnh. Địa bàn đồi núi, chia cắt mạnh, nguồn lực đầu tư đòi hỏi lớn nhưng khả năng đáp ứng còn thấp. Diện tích đất gieo trồng bình quân đầu người thấp, canh tác chủ yếu trên đất dốc. Diện tích đất rừng phòng hộ xung yếu chiếm phần lớn diện tích đất vùng hồ sông Đà. Trên 80% dân số sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; thu nhập từ lâm nghiệp chiếm hơn 50% tổng thu nhập của các hộ dân. Hạ tầng thiếu, nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Mức thu nhập bình quân, chất lượng cuộc sống người dân còn thấp, mới đạt khoảng 70% so với mặt bằng chung của toàn tỉnh… Ngay cả sau khi Nhà máy Thuỷ điện Hòa Bình phát điện nhiều năm, nhiều nơi trong vùng vẫn chưa có điện, như nhiều người vẫn nói "vùng hồ là vùng tối nơi chân cột đèn". 

Xã Sơn Thủy, huyện Mai Châu được sáp nhập từ các xã Phúc Sạn, Ba Khan và các xóm Suối Lốn, Mó Rút của xã Tân Mai với tổng số 11 xóm, điều kiện đặc biệt khó khăn; người dân bám đồi, núi để làm nhà, sản xuất, sinh sống; vất vả nhất là 5 xóm vùng hồ thủy điện: Gò Lào, Sạn Sộp, Phúc, Suối Lốn, Mó Rút. Ông Bùi Văn Yêu, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy nhớ lại: Mấy chục năm trước di dân vùng hồ, bà con nhường đất, hy sinh nhà cửa, ruộng vườn vén nhà chạy nước; đất đai, hoa màu, mổ mả chìm dưới nước hồ sâu, vén lên đồi cao, bám đồi bám núi, bám hồ sinh sống cho đến nay vẫn chưa ổn định. Bà con vùng hồ hy sinh rất nhiều, các xóm vùng hồ xưa đất đai màu mỡ, phì nhiêu; ví như như xóm Mó Rút, Suối Lốn xưa là bờ sôi ruộng mật, ngô, lúa, khoai, hoa quả sai trĩu… Thế nhưng vén nhà lên đồi cao, suốt mất chục năm qua, điều kiện sản xuất, cuộc sống của bà con đã có tiến bộ nhưng không nhiều. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người toàn xã mới đạt 17 triệu đồng, hộ nghèo và cận nghèo khoảng 70%. 

Nhằm hỗ trợ bà con, nhà nước đã đầu tư hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, nhờ đó hiện nay cuộc sống cuộc người dân dần ổn định; đường được mở, các công trình trạm y tế, trường học, đường giao thông được xây dựng, sản xuất phát triển hơn… Song vẫn còn đó nhiều khó khăn. Xóm Nưa, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc vẫn là bán đảo, tứ bề nước hồ vây quanh, nguồn sống chính trông vào đánh bắt và nuôi cá hồ thủy điện. Do cách biệt, xóm vẫn là "vùng trũng" của của xã và của vùng. Xóm tiếp giáp với xã Thái Thịnh (nay là phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình) nhưng giao thông cực kỳ khó khăn, hơn 10 năm nay nhà nước làm con đường nối sang nhưng vẫn chưa xong, người dân mong mỏi. Hằng ngày trông về phía đập thủy điện thấy ánh sáng trưng nhưng có lẽ còn rất lâu đời sống người dân mới khá lên được vì còn cách biệt...


Lê Chung

Các tin khác


Thực hiện lời hứa với dân, quyết sách các vấn đề tạo động lực phát triển - thực tiễn từ tỉnh Hòa Bình: Bài 2 - Đi sâu vào vấn đề nóng từ thực tiễn

Những năm qua, các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và HĐND các cấp tỉnh Hòa Bình đã gắn với vấn đề nóng, bức xúc được cử tri và Nhân dân trong tỉnh quan tâm. Các vấn đề đã được xem xét, thực hiện nghiêm túc, đảm bảo theo quy định. Đại biểu dân cử quyết tâm theo đuổi, bám sát đến cùng đối với những kiến nghị chính đáng của cử tri chưa được giải quyết dứt điểm.

Thực hiện lời hứa với dân, quyết sách các vấn đề tạo động lực phát triển - thực tiễn từ tỉnh Hòa Bình: Bài 1- Những đại biểu được cử tri tin tưởng lựa chọn

Từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, xác định được vị thế, trọng trách của mình, Đoàn ĐBQH và HĐND các cấp tỉnh Hoà Bình có nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực, xứng đáng là người đại biểu dân cử (ĐBDC), đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu mà Đảng, Nhân dân giao phó.

Ngày mới ở Lau Bai

Hệ thống hạ tầng điện, đường, trường, trạm được xây dựng khang trang; nhà ở dân cư kiên cố… Hơn 7 năm sau đợt mưa lũ lịch sử năm 2017, màu xanh đã bao phủ bản làng tại khu tái định cư (TĐC) xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc). Bà con đã thay đổi tư duy, cách làm để nỗ lực cải thiện thu nhập, đời sống ấm no.

Nghị quyết số 17-NQ/TU về phát triển vùng động lực - Gỡ khó cho vùng “cửa ngõ” phát triển: Bài 3 - Giải pháp cho vùng động lực

Sau 6 năm thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 3/10/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển vùng động lực (VĐL) tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, nhân dân đã nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển VĐL. Một số dự án sản xuất, kinh doanh trong vùng đã có tác động lan tỏa đối với các địa phương khác trong tỉnh. VĐL đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH chung của tỉnh.

Nghị quyết số 17-NQ/TU về phát triển vùng động lực - Gỡ khó cho vùng “cửa ngõ” phát triển : Bài 2 - Để cơ chế tạo ra nguồn lực

Có thể khẳng định, Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 3/10/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển vùng động lực (VĐL) tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã ghi dấu ấn quan trọng, gỡ nút thắt để VĐL của tỉnh phát triển. Tuy nhiên, những cơ chế, chính sách trong nghị quyết không tự nhiên sinh ra nguồn lực. Điều đó đòi hỏi sự năng động, chủ động của các địa phương trong việc áp dụng cơ chế để tạo ra động lực và nguồn lực phát triển.

Nghị quyết số 17-NQ/TU về phát triển vùng động lực - Gỡ khó cho vùng “cửa ngõ” phát triển: Bài 1 - Xác định "đầu tàu” kinh tế

Phát triển vùng là chủ trương lớn của Đảng nhằm xác định rõ mô hình phát triển theo không gian, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, ngành và địa phương. Qua đó, tạo các động lực tăng trưởng và giá trị mới cho phát triển nhanh, bền vững. Nhận thức đúng chủ trương của Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 3/10/2017 về phát triển vùng động lực (VĐL) tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Qua gần 2 nhiệm kỳ thực hiện, Nghị quyết số 17-NQ/TU đã tạo tiền đề quan trọng để các địa phương vùng cửa ngõ của tỉnh bứt phá, trở thành động lực kéo theo các tiểu vùng khác phát triển. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục