(HBĐT) - Tháng 8/1971, tỉnh Hòa Bình đã tiễn hơn 600 thanh niên lên đường nhập ngũ, đây là đợt giao quân đông nhất của năm 1971. Sau khi huấn luyện tại huyện Yên Thủy, các tân binh Tiểu đoàn 647 được đưa vào chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, chủ yếu tham gia chiến dịch Tây Nguyên, sau đó là chiến dịch Hồ Chí Minh. 45 năm đã qua, những chiến sỹ Tây Nguyên năm xưa nay tập hợp trong Ban liên lạc chiến sỹ Tây Nguyên tại Hòa Bình, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống.


Đồng chí Hoàng Việt Cường, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban liên lạc D647 - F320 - Quân đoàn Tây Nguyên tại Hòa Bình tặng quà cho thân nhân chiến sỹ Tây nguyên đã hy sinh tại chiến trường. Ảnh: T.L

Ông Đinh Văn Định, Cựu chiến binh (CCB) Quân đoàn 3 - Tây Nguyên nhớ lại: Sau thời gian huấn luyện, chúng tôi lên đường, hành quân một mạch vào chiến trường Tây Nguyên. Khi đơn vị tôi được lệnh tiến công vào Bắc thị xã Kon Tum, gặp sự chống trả quyết liệt của địch. Chỉ huy trung đoàn quyết định dùng đại đội đặc công đánh chiếm mục tiêu Đồi Chuối, tôi là chiến sỹ mới nhất của Đại đội 18 thông tin được tin tưởng giao nhiệm vụ tác chiến cùng Đại đội 19 đặc công. Trước khi làm nhiệm vụ, chỉ huy đại đội quán triệt đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, trước khi nổ súng, không được phát tín hiệu bằng lời, chỉ khi đặc công vào hàng rào thứ nhất thì gửi về trung tâm 1 lần thổi vào máy, khi vào được hàng rào thép thứ hai gửi về trung tâm 2 lần thổi vào máy, khi nổ súng thì được đàm thoại trực tiếp. Nhận nhiệm vụ, dù là lính mới nhưng chúng tôi không có thời gian để suy nghĩ. Trận chiến đấu diễn ra quyết liệt, lực lượng tổn thất nặng nề, khi tôi cùng máy bộ đàm rút ra được trở về với đơn vị, đồng đội đã chuẩn bị làm lễ truy điệu cho tôi và những đồng đội đã ngã xuống trong trận chiến.

Từ những trận chiến đấu ác liệt như thế, những người con của quê hương Hòa Bình đã góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và tiếp tục là chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông Đào Ngọc Phúc, CCB đại đội pháo ĐKZ - E66, mặt trận Tây Nguyên chia sẻ: Hơn 600 thanh niên đã lên đường năm đó, hơn 200 đồng đội của chúng tôi đã anh dũng hy sinh, nằm lại trong những cánh rừng Tây Nguyên đại ngàn, trong thành cổ Quảng Trị, trên đất bạn Lào và ngay tại cửa ngõ vào Sài Gòn. Có những người trở về mang trong mình thương tật, hoặc ngấm trong máu là chất độc da cam dioxin... nhưng chúng tôi vẫn luôn tự hào khi được mang trên ngực tấm huy hiệu "Chiến sỹ Tây Nguyên". Vì những năm tháng ấy, cuộc sống đạm bạc, đơn sơ trên thao trường hay ngoài chiến tuyến, giữa sự sống và cái chết trong gang tấc đã phác họa chân dung bộ đội Cụ Hồ quả cảm, vô tư, trong sáng, quên mình, hy sinh của một thời vàng son, lửa đạn. Và chúng tôi đều đã đi được một nửa chặng đường trọn nghĩa với nước non.

Viết tiếp trang sử, những người lính Tây Nguyên năm xưa vẫn trăn trở để làm tròn nghĩa tình đồng đội. Ông Bùi Tuấn Hải, Ban liên lạc Tiểu đoàn 647, Sư đoàn 320 - Quân đoàn Tây Nguyên cho biết: Ban liên lạc đã rà soát thông tin, tổ chức các đợt thăm lại chiến trường xưa để tìm đồng đội. Tính đến thời điểm này, Ban liên lạc đã tìm được 232 mộ liệt sỹ con em Hòa Bình hy sinh tại Quảng Trị, Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh và phối hợp với gia đình đưa được hơn 20 hài cốt liệt sỹ về an táng tại nghĩa trang quê nhà. Đồng thời thường xuyên tổ chức, thăm hỏi động viên những người đồng đội trong lúc ốm đau, bệnh tật.

Phương Linh


Các tin khác


Trải nghiệm hành trình lên đỉnh trời đảo Hòn Khoai

(HBĐT) - Trong chuyến công tác cùng Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đến vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, có lẽ đáng nhớ nhất là hành trình đi "ngược” từ mặt biển lên đỉnh trời đảo Hòn Khoai mang lại cho chúng tôi nhiều cảm xúc. Ngoài những anh lính của Vùng, chúng tôi đều không phải là "dân chuyên” trong việc leo núi. Vậy nhưng chúng tôi cũng đã đặt chân đến đỉnh của đảo Hòn Khoai để cảm nhận phần nào về cuộc sống nơi đỉnh trời.

Hồi ức về Mùa Xuân 1975: Đi về Phương Nam

Sau những ký ức đáng nhớ ngày vào giải phóng Huế và Đà Nẵng, nhà báo Trần Mai Hưởng, nguyên Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, và các phóng viên chiến trường của TTXVN tiếp tục được giao nhiệm vụ tiến vào Nam trên chặng đường đi đến thắng lợi cuối cùng của chiến dịch mùa Xuân 1975 lịch sử.

Về Vân Sơn nghe kể chuyện bắt phi công Mỹ

(HBĐT)-Vân Sơn là xã mới thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã vùng cao của huyện Tân Lạc, gồm: Lũng Vân, Nam Sơn, Bắc Sơn. Trong thời kỳ những năm 1971 - 1972, khi Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc, xã Vân Sơn là "chiến địa” với chiến công vây bắt giặc lái Mỹ còn vang vọng đến bây giờ.

Kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng Khánh Hòa - Bài cuối: Khẳng định vị thế số một khu vực Nam Trung Bộ

Sau 45 năm hòa bình, Khánh Hòa đã không ngừng thay da đổi thịt, trở thành một tỉnh có cơ sở hạ tầng đồng bộ, nền kinh tế sôi động bậc nhất khu vực Nam Trung Bộ.

Chuyện về những chú chó ở nơi đầu sóng, ngọn gió

(HBĐT) - Ở quần đảo Trường Sa, những chú chó không chỉ là người bạn thân thiết của lính đảo, mà còn còn tham gia làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ký ức 50 năm tổng động viên

(HBĐT) - Năm 1970 là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn cực kỳ cam go, quyết liệt, nhu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam trở nên cấp bách. Thực hiện lệnh tổng động viên của Nhà nước, rất nhiều thanh niên quê hương Hòa Bình đã xung phong lên đường ra trận. 50 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về những ngày tổng động viên, về một thời "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai" không thể nào quên trong lòng những chiến sỹ cách mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục