(HBĐT) - Cũng giống như người dân ở xóm Khuộc, xã Cao Sơn (Lương Sơn), ngay sau khi được cán bộ Công an xã và lực lượng ĐVTN xóm tuyên truyền về việc hướng dẫn cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (TKĐDĐT) trên nền tảng ứng dụng VNeID, bà Dương Thị Hòa (SN 1963), người dân tộc Dao đã chủ động mang theo điện thoại có kết nối internet và thẻ căn cước công dân (CCCD) đến nhà văn hóa xóm để được hướng dẫn cài đặt, kích hoạt...
Lực lượng Công an và Đoàn thanh niên tuyên truyền, hướng dẫn người dân xóm Khuộc, xã Cao Sơn (Lương Sơn) đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên nền tảng ứng dụng VNeID.
Từ việc người dân trở thành "công dân số”
Không chỉ có bà Dương Thị Hòa mà nhiều người dân xóm Khuộc đã được hướng dẫn, kích hoạt thành công TKĐDĐT, trở thành những "công dân số” đầu tiên ở địa bàn vốn được xem là đặc biệt khó khăn này. Anh Bùi Văn Giang (SN 1979) là một trong những công dân đầu tiên ở xóm Khuộc trở thành "công dân số”, phấn khởi khoe: Bây giờ khi mở ứng dụng, đăng nhập TKĐDĐT trên nền tảng ứng dụng VNeID, màn hình của tôi đã chuyển sang màu "đỏ” (dấu hiệu nhận biết TKĐDĐT đã được tạo lập, kích hoạt, đăng nhập thành công). Lúc đầu tôi cũng như mọi người, suy nghĩ việc tạo lập, kích hoạt TKĐDĐT là việc chưa cần thiết nên không để tâm. Tuy nhiên, sau khi được tuyên truyền, giải thích về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tạo lập, xác thực TKĐDĐT, nên khi lực lượng Công an xã phối hợp với chi đoàn thanh niên mở điểm hỗ trợ, giúp đỡ người dân đăng ký, kích hoạt TKĐDĐT, tôi đã hưởng ứng và chấp hành. Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo (BCĐ) Đề án 06/CP tỉnh, Công an huyện Lương Sơn đã chủ động tham mưu BCĐ Đề án 06/CP huyện tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch "phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn huyện. Đồng thời, chủ động phối hợp với Huyện Đoàn huy động lực lượng ĐVTN, các chi đoàn cơ sở cùng với lực lượng Công an xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực, chủ động tham gia thực hiện Đề án.
Công an huyện Mai Châu hỗ trợ người dân xã Hang Kia kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2, chính thức đưa người dân trở thành những "công dân số".
Ông Hoàng Minh Siến (SN 1959) ở thôn Đồng Chúi, xã Tân Vinh chia sẻ: Trước đây, mỗi khi đi ra ngoài, tôi phải mang nhiều loại giấy tờ tùy thân gồm: CCCD, giấy phép lái xe, đăng ký phương tiện, thẻ BHYT... Tuy nhiên, với việc tạo lập và kích hoạt thành công TKĐDĐT thì từ nay về sau, dù đi bất cứ đâu, tôi chỉ cần mang theo điện thoại có cài đặt ứng dụng VNeID là đủ, kể cả đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Theo cơ quan thường trực BCĐ Đề án 06/CP tỉnh, 100% huyện, thành phố trong tỉnh đã triển khai giải pháp đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu phục vụ thực hiện Luật Cư trú năm 2020 và đẩy mạnh thực hiện Đề án 06/CP. Theo Thượng tá Đinh Thị Thu Thủy, Phó trưởng Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an tỉnh, để thực hiện tốt nhiệm vụ và theo đúng kế hoạch đề ra, ngoài việc tăng cường hướng dẫn, đôn đốc Công an các huyện, thành phố đẩy mạnh thực hiện việc hỗ trợ, giúp đỡ người dân tạo lập, cài đặt và kích hoạt TKĐDĐT, đơn vị đã thành lập các tổ công tác lưu động đến các địa bàn cơ sở, địa điểm, khu vực thường xuyên tập trung đông người như ở các nhà văn hóa, khu vực chợ, trường học... vào các ngày trong tuần, kể cả thứ Bảy, chủ Nhật và mọi thời điểm trong ngày để hỗ trợ, giúp đỡ người dân cài đặt, tạo lập và kích hoạt TKĐDĐT trên nền tảng ứng dụng VNeID.
Đến tạo lập nền tảng xây dựng "xã hội số”
Mặc dù là nội dung mới, việc làm mới còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, với tinh thần vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Trong năm 2022, thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06/CP, toàn tỉnh đã tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia 1.375/1.878 dịch vụ, đạt 73,21%. Trong đó đã thực hiện 14/25 dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân. Thực hiện 100% yêu cầu từ công dân về tạo lập danh tính điện tử; từng bước thực hiện xác nhận thông tin thiết yếu, quan trọng trên ứng dụng VNeID cho công dân dần thay thế các giấy tờ trong một số giao dịch theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó, tỉnh đã thực hiện tốt các nhiệm vụ phục vụ phát triển "công dân số”. BCĐ Đề án 06/CP tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh thường xuyên bổ sung, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống” phục vụ triển khai cấp CCCD, định danh và xác thực điện tử cho công dân, góp phần xây dựng "công dân số”. Đến nay, toàn tỉnh thu nhận 694.693 hồ sơ cấp CCCD; đã trả 637.656 CCCD đến tay người dân; định danh và xác thực điện tử được 53.362 tài khoản. Đồng thời, hướng dẫn cho gần 6 nghìn lượt công dân sử dụng TKĐDĐT đăng nhập vào Cổng dịch vụ công Quốc gia để thực hiện các giao dịch hành chính. Ngoài ra, tỉnh tiếp tục kết nối, liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi cũng như hoàn thành thực hiện quy trình phối hợp nghiệp vụ trong lĩnh vực tư pháp liên quan đến người dân. Đặc biệt, với việc cơ sở dữ liệu BHXH Việt Nam đã kết nối thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, toàn tỉnh đã có 231/231 cơ sở khám, chữa bệnh BHYT có bệnh nhân đến khám, chữa bệnh bằng thẻ CCCD. Đến nay, có 10.967 lượt người trong toàn tỉnh sử dụng thẻ CCCD đi khám, chữa bệnh; có 263.433 thông tin người xác thực tham gia trong cơ sở dữ liệu bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cùng với đó, toàn tỉnh đã tiến hành số hóa 365.312/754.566 dữ liệu trên hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp. Trong đó đã chuyển 332.341 dữ liệu số hóa vào hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp.
Những kết quả trên đã góp phần quan trọng đưa xứ Mường có những bước tiến dài trên hành trình xây dựng "xã hội số” với nền tảng cốt lõi là xây dựng thành công trên nền tảng "công dân số”.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Ngày đầu tiên của năm Quý Mão 2023, trên hải trình đến các đảo tiền tiêu Trường Sa, chúng tôi là những người may mắn đầu tiên được "xông đất” chúc Tết cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân xã đảo Sinh Tồn. Tại đây, chúng tôi được hòa mình vào không khí vui xuân, đón Tết của quân và dân; tham gia cuộc thi gói bánh chưng, trang trí mâm ngũ quả; đi lễ chùa, trồng cây đầu năm; thăm hỏi, chúc Tết các hộ dân sinh sống trên đảo, ngư dân bám biển đang neo đậu tại âu tàu; cùng các chiến sỹ giao lưu bóng đá, bóng chuyền, cờ vua, cờ tướng, múa võ …
(HBĐT) - Xuân đã về trên mọi miền Tổ quốc. Nhân dân cả nước đang háo hức đón một cái Tết cổ truyền của dân tộc. Ở một nơi rất đặc biệt và vào một thời khắc cũng rất thiêng liêng, chúng tôi hòa mình vào không khí đón chào năm mới Quý Mão 2023 độc đáo, hấp dẫn và rất riêng: Tết trên đảo tiền tiêu Trường Sa của Tổ Quốc.
(HBĐT) - Nhưng ngày cuối năm
2022, Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) náo nhiệt hơn mọi ngày. Nơi đây diễn ra hoạt động tiễn đoàn công tác Vùng 4 Hải quân và phóng viên các cơ quan báo
chí Trung ương, địa phương đi làm nhiệm vụ, thăm,
chúc Tết quân và dân Quần đảo Trường Sa nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Năm nay, cùng với hàng hóa nhu
yếu phẩm, thông qua chương trình "Xuân biên
cương - Tết hải đảo”, Nhân dân từ mọi miền Tổ quốc đã gửi hàng nghìn suất quà, gồm những
cây quất, mai, đào, lan,lá dong,
gạo nếp và nhiều món quà mang đậm hương vị Tết Việt đến với quân, dân Quần đảo Trường
Sa.
(HBĐT) - Nhằm tạo "cú huých” phát triển du lịch Mường Bi, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 17/10/2022 về xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. UBND tỉnh đã ban hành đề án thực hiện nghị quyết. Đề án xác định những mục tiêu, lộ trình cụ thể, những việc cần thực hiện để xây dựng các xã vùng cao đạt tiêu chí điểm du lịch cấp tỉnh vào năm 2030.
(HBĐT) - Chúng tôi được vào làm việc tại Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Quân chủng Hải quân đúng dịp kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2022) và 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2022). Việc đầu tiên chúng tôi đến nơi này là dâng hương Tượng đài chiến sỹ Gạc Ma, tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
(HBĐT) - Mường Bi - Tân Lạc là 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh, có bản sắc dân tộc Mường độc đáo còn được lưu giữ nhiều trong sinh hoạt, sản xuất và đời sống, có giá trị văn hoá được công nhận, ghi danh như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi; mo Mường, chiêng Mường được đề nghị công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Nơi đây cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành, có núi cao, rừng nguyên sinh, hồ nước mênh mang, cuốn hút… Huyện Tân Lạc đang xây dựng kế hoạch cụ thể để bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc Mường, khai thác tiềm năng riêng có phát triển các loại hình du lịch.