(HBĐT) - Nhằm tạo "cú huých” phát triển du lịch Mường Bi, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 17/10/2022 về xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. UBND tỉnh đã ban hành đề án thực hiện nghị quyết. Đề án xác định những mục tiêu, lộ trình cụ thể, những việc cần thực hiện để xây dựng các xã vùng cao đạt tiêu chí điểm du lịch cấp tỉnh vào năm 2030.

>> Bài 1 - Mường Bi sở hữu những "báu vật” của đất, của trời 

Huyện Tân Lạc bảo tồn các giá trị văn hóa để phát triển du lịch, điểm nhấn là lễ hội Khai hạ Mường Bi.

Theo đồng chí Đinh Anh Tuấn, Bí thư Huyện uỷ Tân Lạc, việc Tỉnh uỷ ban hành nghị quyết, UBND tỉnh ban hành đề án phát triển du lịch các xã vùng cao, cũng như những chỉ đạo định hướng cụ thể bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá Mường Bi sẽ giúp huyện quản lý, khai thác hiệu quả tiềm năng văn hoá, cảnh quan để xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ du khách, nâng cao cuộc sống người dân gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của địa phương.

Các xã vùng cao huyện Tân Lạc như Vân Sơn, Quyết Chiến, Ngổ Luông chứa đựng tài nguyên du lịch đặc sắc, có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu; tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng, phong phú. Các xã nằm ở độ cao khoảng 1.000 m so với mực nước biển nên khí hậu quanh năm mát mẻ, có rừng tự nhiên với nhiều loại động, thực vật, tỷ lệ che phủ rừng cao nên thời tiết mát mẻ về mùa hè.

Trên địa bàn có nhiều danh lam thắng cảnh và hang động đẹp như động Nam Sơn, hang Núi Kiến… Vùng cao Tân Lạc có nhiều loại nông sản như: quýt Nam Sơn, su su Quyết Chiến, tỏi tía Bắc Sơn, rau củ quả trái vụ Quyết Chiến, thảo dược, rau rừng, chè tuyết, lợn, gà giống bản địa Ngổ Luông, rượu Hượp Lũng Vân. Với sự quan tâm đầu tư, hoạt động du lịch đã khởi sắc nhưng còn rất khiêm tốn. Cán bộ và Nhân dân các xã trong vùng phấn khởi khi đón nhận chủ trương, định hướng phát triển du lịch vùng cao.

Đồng chí Chủ tịch UBND xã Vân Sơn Hà Văn Huê cho biết: Những năm gần đây, hoạt động du lịch phát triển góp phần nâng mức sống Nhân dân. Tại xóm Chiến, xóm Chiềng và một số xóm khác đã có một số hộ tích cực chuẩn bị các điều kiện để tham gia kinh doanh homestay. Tuy vậy, du lịch mới chỉ bước đầu phát triển và còn nhiều khó khăn, nhất là hạ tầng giao thông; các điều kiện phát triển du lịch còn thiếu, chưa có… Bà con mong muốn được Nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng, tập huấn phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ).

Theo anh Bùi Văn Quân, công chức văn hóa - xã hội xã Ngổ Luông, trên địa bàn xã chưa có hoạt động DLCĐ. Thực hiện Nghị quyết số 13 và chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long, xã chọn xóm Luông Cá để xây dựng điểm DLCĐ. Xóm có 122 hộ, hầu hết các hộ đều giữ được nếp nhà sàn, điều kiện giao thông thuận lợi, quy hoạch tốt hơn. Xã đang làm công tác tuyên truyền, vận động bà con bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ cảnh quan, vệ sinh môi trường, đảm bảo các điều kiện để phát triển DLCĐ. Xã đề nghị đẩy nhanh tiến độ tuyến đường Quyết Chiến - Ngổ Luông và xem xét, cho chủ trương mở rộng tuyến đường để góp phần xây dựng tuor du lịch liên kết danh lam thắng cảnh của 3 huyện Lạc Sơn - Tân Lạc - Mai Châu. Từ đó mở ra hướng mới phát triển du lịch trên địa bàn xã, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Huyện Tân Lạc tích cực phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai nghị quyết, đề án của BTV Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, tập trung phát triển du lịch các xã vùng cao và du lịch vùng Mường Bi để du lịch thực sự mang lại giá trị, lợi ích to lớn cho cộng đồng, cải thiện bền vững đời sống vật chất, tinh thần của người dân; xây dựng xã Vân Sơn trở thành thị trấn của huyện Tân Lạc, là trung tâm tiếp đón và phân phối khách du lịch đến các xã vùng cao và các khu vực lân cận.

Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Huyện tập trung lãnh đạo, triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển du lịch của huyện để tiến tới phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Trước mắt rà soát, nghiên cứu khôi phục các lễ hội truyền thống, duy trì, phát triển các nghề truyền thống gắn với giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bước đầu tạo ra những sản phẩm độc đáo mang nét đặc trưng của Tân Lạc phục vụ du lịch; nâng tầm lễ hội Khai hạ Mường Bi thành lễ hội hằng năm theo quy mô cấp tỉnh; xây dựng các xã vùng cao của huyện trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Lựa chọn 3 xóm của 3 xã vùng cao để xây dựng các điểm DLCĐ nhằm lan toả cách thức làm du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch bản sắc gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường cho các xã vùng cao. Xây dựng cơ chế, khuyến khích đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch.

Hiện nay, huyện tiếp tục thực hiện tốt Đề án bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển các điểm DLCĐ trên toàn huyện. Triển khai hiệu quả Đề án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với phát triển DLCĐ các xã vùng cao huyện Tân Lạc, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch mang thương hiệu Tân Lạc, tăng thu nhập cho người dân. Tăng cường kết nối các điểm đến, hình thành các tour du lịch, tuyến du lịch liên huyện, liên tỉnh; phát triển, kết hợp các loại hình du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng, trải nghiệm, khám phá... nhằm tăng sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá cho du lịch; tích cực giới thiệu sản phẩm du lịch của địa phương; liên kết đưa khách về Tân Lạc và đầu tư khai thác dịch vụ tại các điểm du lịch. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của tỉnh áp dụng trong địa bàn để thu hút nhà đầu tư có tiềm lực vào nghiên cứu, khảo sát, lập dự án đầu tư. Tranh thủ các nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch, từng bước nâng cấp, mở rộng, mở mới các tuyến đường vào vùng quy hoạch phát triển du lịch. Ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật, tu bổ, tôn tạo các di tích, danh lam thắng cảnh, di sản văn hoá, đặc biệt các di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh. Hỗ trợ nguồn lực cho các hộ dân tạo đà phát triển DLCĐ tại các địa phương. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác du lịch; hỗ trợ nguồn lực, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho các xã, thị trấn, doanh nghiệp và các hộ kinh doanh DLCĐ về kinh doanh dịch vụ du lịch.

Bên cạnh đó, để tiếp tục cải thiện và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc, huyện Tân Lạc tăng cường thu hút đầu tư, quảng bá hình ảnh, kêu gọi những doanh nghiệp có thực lực đến triển khai các dự án du lịch, trong đó có du lịch văn hóa cộng đồng tại những khu vực lợi thế như hồ Hòa Bình, các xã vùng cao... Đồng thời tích cực phối hợp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các dự án ở khu vực hồ Hoà Bình, vùng trọng điểm du lịch của tỉnh.

Hương Lan

Các tin khác


Giải bài toán cải thiện sinh kế cho người dân vùng hồ thuỷ điện Hòa Bình: Bài 4 - Những điểm sáng vùng hồ

(HBĐT) - Tranh thủ các nguồn lực đầu tư, các địa phương vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình đã bền bỉ, cố gắng từng bước giải quyết những khó khăn, đẩy mạnh phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững, cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống người dân.

Giải bài toán cải thiện sinh kế cho người dân vùng hồ thuỷ điện Hòa Bình: Bài 3 - Biến đổi khí hậu đè nặng cuộc sống người dân

(HBĐT) - Các xã nằm trong vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình hầu hết là địa bàn vùng cao, khó khăn của tỉnh, địa hình cheo leo, chia cắt, độ dốc lớn, mặt bằng và các điều kiện sản xuất, đời sống rất khó khăn. Đến nay, cuộc sống người dân vùng hồ thủy điện Hòa Bình chưa ổn định, luôn đối mặt với thiên tai, mưa lũ, trượt sạt. Biến đổi khí hậu, thiên tai vẫn đe dọa cuộc sống người dân.

Giải bài toán cải thiện sinh kế cho người dân vùng hồ thuỷ điện Hòa Bình: Bài 2 - "Trả nợ” người dân vùng hồ

(HBĐT) - Sau khi thực hiện các chiến dịch "thần tốc” di dân ra khỏi vùng lòng hồ sông Đà, một quãng thời gian dài, người dân lâm vào tình trạng khó khăn như không thể khó khăn hơn. Người dân co cụm trên núi đồi, hình thành các chòm xóm, hầu hết cách biệt và cô lập. Nhà dựng tạm, mặt bằng sản xuất không có. Tất cả làm lại từ đầu.

Giải bài toán cải thiện sinh kế cho người dân vùng hồ thuỷ điện Hòa Bình: Bài 1 - Cuộc sống đảo lộn vì chạy nước sông Đà

(HBĐT) - Công trình thủy điện Hòa Bình (TĐHB) là một kỳ tích được tạo dựng bằng ý chí, quyết tâm, mồ hôi, công sức của cán bộ, Nhân dân cả nước trong hành trình trị thuỷ, chinh phục dòng sông Đà hung dữ, chuyển hóa sức nước vô biên thành dòng điện dồi dào phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Bù đắp những thiệt thòi cho người dân đã hy sinh ruộng vườn, nhà cửa, bãi bồi, mồ mả ông cha, Đảng và Nhà nước đã thực hiện chính sách đầu tư phát triển KT-XH cho vùng hồ sông Đà. Nhiều năm qua, cuộc sống người dân đã được cải thiện, tuy vậy còn nhiều khoảng cách so với mặt bằng chung. Cải thiện sinh kế bền vững cho người dân vùng hồ sông Đà vẫn là vấn đề nan giải. 

Tri ân thầy, cô giáo - những “người đưa đò thầm lặng”

(HBĐT) - Tháng 11, các trường học trong hệ thống GD&ĐT tỉnh có chung bầu không khí hân hoan chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ học sinh bày tỏ niềm kính trọng và tri ân sâu sắc đối với thầy cô – những "người đưa đò thầm lặng” trên "dòng sông" tri thức đã trao cho học sinh hành trang, sức mạnh vào đời.

Cho một nẻo về tươi sáng

(HBĐT) - Ngay khi nhận được thông tin của cán bộ Trại tạm giam, Khà A Cáu không quản ngại đường xa, dậy từ sớm tinh mơ cùng vợ đi xe máy từ xã Hang Kia (Mai Châu) về TP Hòa Bình tham dự buổi tư vấn pháp luật do Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh phối hợp với Hội Luật gia tỉnh tổ chức nhằm trang bị kiến thức pháp luật cần thiết cho người mới chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Hơn cả, trong chương trình, Khà A Cáu còn được cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tư vấn, giới thiệu tìm kiếm cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục