(HBĐT) - Trên đỉnh Vân Sơn (Tân Lạc) quanh năm mây vờn núi, không khí trong lành, yên ả và thanh bình. Thời tiết thật chiều lòng người khi lúc nào cũng mát mẻ, dễ chịu. Rau trong vườn, gà trên đồi, cá dưới suối. Mỗi ngày trôi qua giản đơn, nhẹ nhàng như thế. Có lẽ chính vì nhịp sống chậm, giản đơn và hòa mình vào thiên nhiên như vậy mà Vân Sơn trở thành thung lũng trường thọ. Ở đây người cao tuổi (NCT) là niềm tự hào, là vốn quý trong mỗi gia đình, dòng tộc…



Cụ Đinh Thị Kín ở xóm Bách, xã Vân Sơn (Tân Lạc) đã bước sang tuổi 91 nhưng khỏe mạnh, tinh tường.

Nằm ở độ cao khoảng 1.200 m, xã Vân Sơn được sáp nhập từ 3 xã Lũng Vân, Bắc Sơn và Nam Sơn. Toàn xã hiện có gần 1.200 nóc nhà với 5.505 nhân khẩu. Xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, Vân Sơn được biết đến là vùng đất "trường thọ”, bởi trên địa bàn có rất nhiều cụ ông, cụ bà sống khỏe mạnh, tinh tường. Các cụ ở thung lũng Vân Sơn vẫn tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, làm các công việc thường ngày như lên rừng lấy củi, hái thuốc nam. Phần lớn các cụ có sức khỏe ổn định và sinh sống cùng con cháu trong gia đình có 3 - 4 thế hệ. 
Nhiều người cho rằng, chính vì cuộc sống trên vùng núi cao, khí hậu quanh năm trong lành, mát mẻ đã giúp đồng bào dân tộc Mường nơi đây sống khỏe và sống thọ. Hiện nay, toàn xã có trên 700 hội viên NCT, trong đó độ tuổi từ 70 - 79 có 127 người; từ 80 - 89 là 62 người; trên 90 tuổi có 15 người. NCT sinh sống tập trung ở các xóm: Bách, Chiềng, Nghẹ, Hày Dưới… Hiện nay, người lớn tuổi nhất là cụ Bùi Thị Nhâm ở xóm Hày Dưới (98 tuổi), cụ Đinh Văn Út ở xóm Nghẹ (98 tuổi). 
Ông Hà Công Cọt, Chủ tịch Hội NCT xã Vân Sơn cho biết: "Nơi đây là xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Trước đây đường sá đi lại khó khăn, bà con gần như sinh sống biệt lập với các xã vùng thấp. Kinh tế chủ yếu là tự cung, tự cấp. Các món ăn chính chỉ có củ mài, khoai, sắn, ngô, cơm và các loại rau rừng. Nhưng có lẽ đó chính là những loại thực phẩm sạch, giàu chất dinh dưỡng và không có hóa chất gây hại cho cơ thể. Cũng bởi trong điều kiện khó khăn như vậy, hàng ngày người dân bản địa đều lên nương, làm rẫy để kiếm bữa ăn qua ngày. Chính những con dốc thẳng đứng đã giúp các cụ ông, cụ bà rèn luyện cho cơ thể sức bền, dẻo dai, săn chắc”.
Một trong những bí quyết để các cụ ông, cụ bà sống trường thọ là nếu có bị bệnh thì chủ yếu sử dụng các bài thuốc nam truyền thống của dân tộc để điều trị, giúp người dân có sức khỏe tốt để lao động sản xuất. Một số bài thuốc nam được cha ông lưu truyền từ đời này qua đời khác. Các thành phần chính chủ yếu là cây, lá được hái trên rừng về sơ chế, phơi khô và đun sôi để uống hàng ngày. Đặc biệt là đối với phụ nữ sau khi sinh sẽ sử dụng các bài thuốc lá để tắm, uống, xông… giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Bà con nơi đây ít khi uống nước trắng đun sôi mà hầu như nhà nào cũng uống nước lá cây thuốc nam.
Trong không gian ngôi nhà sàn cổ, cụ Đinh Thị Kín ở xóm Bách cùng các con, cháu quây quần, lắng nghe những giai điệu thiết tha câu hát thường rang, bọ mẹng cất lên, đan xen với âm thanh du dương, nhẹ nhàng của tiếng sáo, tiếng đàn bầu. Nụ cười móm mém luôn nở trên khuôn mặt của cụ Kín, người năm nay vừa bước sang tuổi 91 khi được nhận những phong bao lì xì đỏ cùng với lời chúc sống lâu, sống thọ của con, cháu. 
Cụ Kín chia sẻ: "Năm nào cũng được nhìn thấy các con, các cháu sum vầy là tôi mãn nguyện lắm rồi. Tết là dịp để con cháu đi xa trở về bên gia đình, đoàn tụ cùng ông, bà, bố, mẹ. Cùng nhau nâng chén rượu ấm nồng, thưởng thức mâm cỗ Tết với các món ẩm thực đặc trưng… Tết Nguyên đán cũng là dịp để các cụ ông, cụ bà kể với con, cháu về những câu chuyện xưa kia cha ông lập làng, lập bản. Truyền dạy cho con cháu bản sắc, phong tục tập quán để tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát triển”.
Trên nóc nhà Mường Bi nơi bốn mùa mây giăng này, các cụ già trường thọ như cây rừng giữa đại ngàn. Là chỗ dựa tinh thần, là niềm vui, niềm tự hào của con cháu. Trước thềm xuân mới, kính chúc các cụ luôn sống vui, sống khỏe, bước chân buổi sáng tiếp tục lên rừng hái thuốc, tối về bên bếp lửa kể cho con cháu nghe chuyện dựng làng Mường và móm mém nụ cười đón con cháu về sum vầy khi Tết đến, xuân về.

Đức Anh


Các tin khác


Gọi du lịch Mường Bi thức giấc: Bài 3 - Tạo "cú huých" nâng tầm du lịch Mường Bi

(HBĐT) - Nhằm tạo "cú huých” phát triển du lịch Mường Bi, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 17/10/2022 về xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. UBND tỉnh đã ban hành đề án thực hiện nghị quyết. Đề án xác định những mục tiêu, lộ trình cụ thể, những việc cần thực hiện để xây dựng các xã vùng cao đạt tiêu chí điểm du lịch cấp tỉnh vào năm 2030.

Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma - Tượng đài bất khuất về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

(HBĐT) - Chúng tôi được vào làm việc tại Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Quân chủng Hải quân đúng dịp kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2022) và 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2022). Việc đầu tiên chúng tôi đến nơi này là dâng hương Tượng đài chiến sỹ Gạc Ma, tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

Gọi du lịch Mường Bi thức giấc: Bài 1 - Mường Bi sở hữu những "báu vật” của đất, của trời

(HBĐT) - Mường Bi - Tân Lạc là 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh, có bản sắc dân tộc Mường độc đáo còn được lưu giữ nhiều trong sinh hoạt, sản xuất và đời sống, có giá trị văn hoá được công nhận, ghi danh như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi; mo Mường, chiêng Mường được đề nghị công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Nơi đây cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành, có núi cao, rừng nguyên sinh, hồ nước mênh mang, cuốn hút… Huyện Tân Lạc đang xây dựng kế hoạch cụ thể để bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc Mường, khai thác tiềm năng riêng có phát triển các loại hình du lịch. 

Dấu ấn phong trào thanh niên tình nguyện

(HBĐT) - Với tinh thần "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, màu áo xanh tình nguyện của tuổi trẻ không ngại khó, không ngại khổ, xung kích thực hiện những công trình, phần việc thiết thực, ý nghĩa vì cộng đồng đã trở nên gần gũi, gắn bó trong cuộc sống.

Giải bài toán cải thiện sinh kế cho người dân vùng hồ thuỷ điện Hòa Bình: Bài 5 - Phá vỡ cô lập về giao thông, ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất

(HBĐT) - Sau nhiều năm thực hiện các đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án khác, đời sống, sinh kế người dân vùng hồ từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, các mục tiêu chung và chỉ tiêu cụ thể chưa đạt so với mục tiêu của đề án. Hạ tầng vùng hồ thấp kém, nông thôn mới đạt thấp, khoảng 80% dân số sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thu nhập bấp bênh, đời sống người dân thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung…

Giải bài toán cải thiện sinh kế cho người dân vùng hồ thuỷ điện Hòa Bình: Bài 4 - Những điểm sáng vùng hồ

(HBĐT) - Tranh thủ các nguồn lực đầu tư, các địa phương vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình đã bền bỉ, cố gắng từng bước giải quyết những khó khăn, đẩy mạnh phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững, cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục