Để có được nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước như ngày hôm nay, ngoài sự chiến đấu, hy sinh anh dũng của lực lượng quân chủ lực còn có sự đóng góp quan trọng của lực lượng thanh niên xung phong (TNXP). Dù không trực tiếp cầm súng nhưng họ là những người đã âm thầm, lặng lẽ không sợ gian khổ, hy sinh ngày đêm phục vụ cho tiền tuyến.

Hội viên Hội Cựu thanh niên xung phong phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) chia sẻ kỷ niệm, ôn lại truyền thống vẻ vang của lực lượng thanh niên xung phong.

Cứ vào tháng 7, để chuẩn bị cho ngày truyền thống thanh niên xung phong (15/7), ông Lê Tất Cương, Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) lại tất bật với các hoạt động kỷ niệm. Đây là dịp để các hội viên trên địa bàn được gặp gỡ, ôn lại truyền thống. Ông Cương chia sẻ: Năm 1965, nghe theo tiếng gọi của Đảng với phong trào "Ba sẵn sàng”, đó là sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng gia nhập lực lượng vũ trang và sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ điều gì Tổ quốc cần, tôi tham gia đội ngũ TNXP lên đường làm nhiệm vụ. Mặc dù phải đối mặt với nhiều nguy hiểm chúng tôi vẫn luôn cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Bà Nguyễn Thị Bích Tràn, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) tham gia TNXP tại chiến trường Quảng Bình khi mới 17 tuổi, hiện giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP TP Hòa Bình, bà chia sẻ: Trong kháng chiến, lực lượng TNXP đóng vai trò rất quan trọng trong công tác hậu cần, đặc biệt là trong xây dựng các tuyến đường chiến lược và bảo đảm giao thông thông suốt từ hậu phương ra tiền tuyến. Nhiệm vụ của chúng tôi khi đó là tham gia san lấp hố bom và truyền tải đạn dược, nhu yếu phẩm cho bộ đội chiến đấu trong chiến trường miền Nam. Mọi công việc đều phải làm vào ban đêm để tránh bom đạn của địch bắn phá. Dù vất vả, nguy hiểm nhưng ai cũng đồng lòng, quyết tâm, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc.

Toàn tỉnh Hòa Bình hiện có 105 tổ chức Hội Cựu TNXP (1 Hội cấp tỉnh, 9 Hội cấp huyện, 81 Hội cấp xã, 14 chi hội trực thuộc) với hơn 3.000 hội viên. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, hơn 1.500 TNXP của tỉnh đã trực tiếp tham gia hoạt động ngày đêm, sát cánh cùng các đơn vị lực lượng vũ trang, giao thông vận tải, dân công, đồng bào các dân tộc hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quan trọng như: phục vụ chiến đấu, tham gia chiến đấu, mở đường, đảm bảo giao thông, rà phá bom mìn, vận chuyển lương thực, thực phẩm, khiêng thương, tải đạn, chăm sóc thương bệnh binh... góp sức làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Sau khi kết thúc chiến tranh, lực lượng TNXP lại có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ nhất, lao động quên mình trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng các công trình, mở các tuyến đường giao thông, cùng tuổi trẻ cả nước khắc phục hậu quả chiến tranh và thi đua phát triển kinh tế.

Những năm qua, công tác chăm lo đời sống của cựu TNXP được các cấp Hội và các ban, ngành, đoàn thể quan tâm, chú trọng. Đồng chí Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh cho biết: Hội đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết chế độ, chính sách, đến nay cơ bản hoàn thành việc giải quyết chế độ, chính sách cho các hội viên đủ điều kiện được hưởng. Năm 2024, Tỉnh hội đã tiến hành rà soát, điều tra hội viên là hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa. Theo đó có 276 hội viên hoàn cảnh khó khăn, Tỉnh hội đã đề nghị hỗ trợ xây mới nhà cho 5 hội viên, sửa chữa nhà cho 7 hội viên, tặng quà cho 264 hội viên. Ngoài ra, vào các dịp lễ, Tết, các cấp Hội Cựu TNXP phối hợp các ban, ngành liên quan tuyên truyền, vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ, tặng quà hội viên hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khó khăn với tinh thần "vì nghĩa tình đồng đội”.

Nhờ phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp nhau phát triển kinh tế đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu TNXP làm kinh tế giỏi, điển hình như bà Trần Thị Sâm, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) với mô hình kinh tế VAT và trồng rừng đem lại thu nhập 400 - 500 triệu đồng/năm; ông Bùi Danh Tế ở thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với mô hình trang trại gà giống cho thu nhập 600 triệu đồng/năm; bà Bùi Thị Thanh ở xã Thanh Sơn (Lương Sơn) làm kinh tế trang trại chăn nuôi, trồng rừng cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm…

Những TNXP tuổi mười tám, đôi mươi năm nào giờ đều đã ở độ tuổi "xưa nay hiếm", mặc dù vậy, những đóng góp, hy sinh to lớn và tinh thần "thép” của họ trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược luôn là niềm tự hào, giá trị tinh thần to lớn động viên thế hệ trẻ phấn đấu, rèn luyện, đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Hoàng Dương


Các tin khác


Nghĩa tình Hòa Bình - Hủa Phăn
Bài 1 - Dấu ấn tăng cường quan hệ hợp tác 2 tỉnh Hòa Bình - Hủa Phăn

Quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ngợi ca bằng những vần thơ bất hủ: "Thương nhau mấy núi cũng trèo/Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua/Việt - Lào hai nước chúng ta/Tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long”. Những ngày đầu tháng 6, chúng tôi may mắn được tham gia đoàn công tác của tỉnh Hòa Bình đi công tác tại tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào để cảm nhận và hiểu rõ hơn về quan hệ đặc biệt thủy chung, son sắt ấy.   

Tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công: Bài 4 - Đẩy mạnh giải ngân, khơi thông nguồn lực phát triển

Tại Hội nghị lần thứ 16, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh khóa XVII được tổ chức ngày 25/6, vấn đề giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) tiếp tục được đưa ra với chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy: Yêu cầu đẩy mạnh giải ngân trong các tháng cuối năm, đảm bảo giải ngân hết nguồn vốn được giao năm 2024. Nhất định không được để các dự án đầu tư công (ĐTC) trở thành điểm nghẽn trong phát triển KT-XH.

Tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công: Bài 3 - Không để nguyên nhân chủ quan làm chậm tiến độ giải ngân

Đến ngày 30/6/2024, chủ đầu tư (CĐT) nào còn để tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) ở mức 0% thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh. UBND tỉnh kiên quyết xử lý tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân năm 2024 vì lý do chủ quan… Đó là chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh nhằm siết chặt kỷ cương trong giải ngân VĐTC và đảm bảo hiệu quả thực hiện các chương trình, dự án.

Tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công: Bài 2 - Vì sao chậm giải ngân?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC). Vì thế, cần xác định rõ nguyên nhân, tháo gỡ từng vướng mắc và triển khai đồng bộ giải pháp để thúc tiến độ, đảm bảo thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án.

Tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công: Bài 1 - "Nóng” chuyện giải ngân,cả hệ thống chính trị vào cuộc

Những tháng đầu năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) của tỉnh Hòa Bình đạt thấp, trong đó, nhiều dự án trọng điểm đạt rất thấp. Thực tiễn đòi hỏi cần triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân để hoàn thành mục tiêu đến ngày 31/1/2025, giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ (TTCP) giao.

Nhớ mãi lần tác nghiệp ở nhà giàn DK1

Trong duyên nghiệp của đời người, chúng tôi có những dịp đi đến các vùng biển đảo, vùng biên viễn của Tổ quốc và cũng có lần tác nghiệp ở nước ngoài, nhưng chuyến đi công tác ở nhà giàn DK1 (Vùng 2 Hải quân) để lại những dư âm đặc biệt nhớ mãi không quên…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục