Trong duyên nghiệp của đời người, chúng tôi có những dịp đi đến các vùng biển đảo, vùng biên viễn của Tổ quốc và cũng có lần tác nghiệp ở nước ngoài, nhưng chuyến đi công tác ở nhà giàn DK1 (Vùng 2 Hải quân) để lại những dư âm đặc biệt nhớ mãi không quên…


Phóng viên tác nghiệp trên tàu Trường Sa 04 trong chuyến thăm, tặng quà các nhà giàn DK1.

Ra khơi vào dịp cuối năm âm lịch, đúng mùa biển động, sóng to, gió lớn cấp 5, cấp 6… trên hải trình đi về tầm 2.000 km, qua những vùng biển bãi cạn Tư Chính, Phúc Nguyên, Cà Mau… vì vậy, điều đáng ngại nhất không phải là sự vất vả mà chính là giải quyết vấn đề say sóng và tác nghiệp như thế nào trong điều kiện ấy… Trong số gần 40 phóng viên báo chí trong hải trình đến nhà giàn, thật hiếm ai trụ vững trước sóng biển. Có đồng nghiệp ở vùng Tây Bắc nằm lả đến 3 - 4 ngày; có người suốt 2 ngày đầu chỉ nằm, đến bữa nhấm miếng củ đậu, múi bưởi… Sóng là vậy nên mọi sinh hoạt đều bất tiện vô cùng. Đi nhà giàn mới hiểu tại sao vòi nước biết chảy xiên chéo, dù ban đầu đang chảy thẳng; hiểu thêm những "thuật ngữ” tàu chạy xuôi sóng, ngược sóng, chéo sóng và biết thế nào là những con sóng "cô độc” bất ngờ và dữ dằn đến mức nào.

Nhà báo L.P.L (Báo Đồng Tháp) suốt mấy tiếng đứng ở boong tàu Trường Sa 04 tác nghiệp, chỉ lo đi lại cho vững và khi đang tìm góc chụp một khuôn hình thì bất ngờ bị con sóng khủng, "cô độc” bao trùm. Người, quần áo, máy ảnh ướt sũng vì mấy khối nước biển bao trùm. Những con sóng "độc” bất thường đó đã được các phóng viên có kinh nghiệm truyền bảo, nhưng thật khó có thể biết trước, dù không gian trời biển rất đẹp, không có dấu hiệu gì bất thường. Lần ngồi trò chuyện với chiến sĩ trẻ Tấn Giàu (hiện công tác ở DK1/10) tại khu sàn của boong tàu đang diễn ra bình thường; người chia sẻ, người ghi chép, ghi âm…, bất chợt con sóng từ mạn trái chồm lên vượt qua thành tàu ào tới, may không văng cuốn sổ và điện thoại, nhưng chiếc dép kê để ngồi đã bị cuốn xuống biển…

Chuyện tác nghiệp của các phóng viên khi đến nhà giàn DK1 thật có nhiều điều để kể, như biết thế nào là nhảy xuồng, leo nhà giàn, đu dây… nhưng có 2 ấn tượng thật nhớ vì lần đầu được biết, được cảm nhận. Đó là lần tác nghiệp để có những thước phim, bức ảnh ưng ý về lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trên vùng biển thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc ở nhà giàn DK1/15 (bãi Phúc Nguyên). Mưa nhẹ nhưng sóng và gió rất mạnh. Gió ràn rạt, thổi thông thốc, qua các boong, các tầng tàu. Những thành viên đoàn công tác và các chiến sĩ xếp hàng ngang, chân rộng bằng vai, tay nắm tay nhau để giữ đội hình xô lệch vì sóng xô liên tiếp ở mạn tàu. Còn các phóng viên báo ảnh, báo hình cũng phải "bấu víu” vào ai hay điểm nào đó khỏi bị chòng chành, lộn ngã. Cho nên thật nhớ hình ảnh một phóng viên báo nọ giữ lưng và vai để phóng viên hình quay; còn phóng viên viết giữ cho phóng viên ảnh chụp khuôn hình đoàn công tác thả vòng hoa xuống biển… Mọi người cùng giúp nhau tác nghiệp để có những tác phẩm chất lượng nhất.

Chuyện nữa, việc lên nhà giàn thật khó khăn vì sóng to, gió lớn, nên ở bãi Tư Chính chỉ có 2 phóng viên truyền hình quân đội và đại tá Trần Hồng Hải, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân đoàn trưởng được đi xuồng sang nhà giàn. 2 phóng viên (1 nam, 1 nữ) nai nịt gọn gàng, áo phao, máy móc sẵn sàng. Con xuồng lao đi trong sóng nhấp nhô. Những người ở lại trên tàu hồi hộp dõi theo và có phần lo lắng vì có lúc không nhìn thấy xuồng máy đâu trong trùng trùng sóng xô. Đấy là lúc con xuồng rơi xuống "hõm” sóng đen ngòm. 20 phút trôi qua mới thấy chiếc xuống lòng vòng phía chân nhà giàn. Cuộc "đổ bộ” bất thành. Lúc leo trở lại tàu các thành viên đều bợt bạt, ướt sũng. Còn 2 phóng viên trẻ thì rầu rĩ, thở dài tiếc nuối: Vậy là lỡ một lần lên nhà giàn, biết lúc nào mới lên được nếu cứ sóng gió thế này? Đành tác nghiệp từ xa (lấy thông tin qua trò chuyện bằng bộ đàm...); phản ánh các chiến sĩ được "chúc Tết qua loa, nhận quà qua dây”…; nên khi có cơ hội gặp các tình huống báo chí là phải tranh thủ phỏng vấn chớp nhoáng một cách nhanh nhất.

Cuộc thay quân ở nhà giàn DK1/14 diễn ra ai cũng thấy, nhưng để tranh thủ phỏng vấn 2 chiến sĩ (Đại úy Phạm Tiến Dũng từ nhà giàn DK1/14 về đất liền) và Đại úy Lê Xuân Định (từ đất liền ra nhà giàn DK1/14)… cũng chỉ 1 - 2 phóng viên của ê kíp Đài PT-TH Bình Thuận và 1 - 2 cơ quan báo khác làm được. Cho nên câu trả lời của đồng chí Lê Xuân Định trước khi bơi về phía nhà giàn DK1/14 (qua dây nối giữa tàu và nhà giàn) khiến ai cũng xúc động: "Đây là lần thứ 2 tôi ra công tác nhà giàn. Hôm nay dù sóng to, gió lớn nhưng tôi không có gì phải phân vân nhiều vì còn có đồng đội hỗ trợ”. Bức ảnh chụp anh trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng bơi ra nhà giàn vẫn là bức ảnh ấn tượng nhất trong chuyến công tác nhà giàn hồi tháng 1/2024. Với các nhà báo, được đến và tác nghiệp ở nhà giàn DK1 là niềm hạnh phúc lớn trong đời làm báo.

Bùi Huy

Các tin khác


Đồng bộ các giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành chính: Bài 2 - Nhìn thẳng vào hạn chế, từng bước nâng thứ hạng

Trên cơ sở đánh giá toàn diện kết quả chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại, UBND tỉnh đã đưa ra các giải pháp, mục tiêu phấn đấu nâng chỉ số PAR Index năm 2024 xếp hạng cao hơn năm 2023, từng bước cải thiện vị trí những năm tiếp theo.

Đồng bộ các giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành chính: Bài 1 - Kinh nghiệm từ đơn vị dẫn đầu chỉ số cải cách hành chính

Năm 2023, Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh đạt 86,76%, tăng 0,46% so với năm 2022 nhưng giảm 12 bậc theo thứ tự xếp hạng. Xác định CCHC là nhiệm vụ lớn, ngoài sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo (BCĐ) CCHC tỉnh, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành, huyện, thành phố tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để cải thiện, nâng cao chỉ số CCHC năm 2024 và những năm tiếp theo. 

Dấu ấn Công an chính quy về xã:


Bài 2 - Tiếp tục "Vì nhân dân dân phục vụ”

Từ năm 2019 đến nay, lực lượng Công an chính quy về xã đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, bám sát địa bàn, gần dân, trọng dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa vào dân, phát huy tốt vai trò là chỗ dựa cho nhân dân, triển khai nhiều biện pháp đảm bảo và giữ vững an ninh trật tự (ANTT), góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Dấu ấn Công an chính quy về xã: Bài 1 - Hiệu quả từ chủ trương đúng, hợp lòng dân

Hơn 4 năm qua, với chủ trương đưa Công an chính quy về xã của Bộ Công an, lực lượng Công an chính quy trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực bám địa bàn, phát huy tốt vai trò là chỗ dựa tin cậy của quần chúng nhân dân, giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự (ANTT); đồng thời triệt phá nhiều vụ việc, cảm hóa nhiều đối tượng lầm lỡ nhằm từng bước chuyển hóa địa bàn trọng điểm và khẳng định được hiệu quả mô hình Công an xã chính quy, tạo dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhân dân.

Mo Mường trên hành trình trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại:

Bài 3 - Động lực cho Mo Mường "cất cánh"

Nhằm lưu giữ, phát triển những giá trị văn hoá đặc sắc của Mo Mường, tỉnh Hoà Bình xác định Mo Mường là di sản văn hoá (DSVH) cần bảo tồn và phát huy (BT&PH) trong đời sống cộng đồng và đưa vào từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trong đó, nêu rõ nhiệm vụ: ... Xây dựng lộ trình lập hồ sơ khoa học trình Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Mo Mường là DSVH phi vật thể của nhân loại. Để thực hiện mục tiêu đề ra, vượt qua nhiều khó khăn, tỉnh Hòa Bình phối hợp với các tỉnh bạn đã hoàn thành có chất lượng bộ hồ sơ di sản Mo Mường trình UNESCO.

Mo Mường trên hành trình trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại:

Bài 2 - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường

Trước thực tế Mo có nguy cơ mai một, các nghệ nhân ngày càng lớn tuổi, không gian diễn xướng dần thu hẹp, tỉnh Hòa Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy (BT&PH) giá trị di sản văn hóa (DSVH) Mo Mường. Ở từng địa phương, tùy theo điều kiện đã có những việc làm cụ thể để "giải cứu” những áng Mo Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục