"Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của Nhân dân”. Lời dạy của Bác trong bản Di chúc đến nay luôn có ý nghĩa, giá trị đặc biệt quan trọng đối với mỗi cán bộ, đảng viên (CBĐV). Học Bác tinh thần "mỗi CBĐV là người đầy tớ trung thành của Nhân dân”, đội ngũ CBĐV, công chức, viên chức (CCVC) tỉnh Hoà Bình tích cực tìm tòi, đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Đặc biệt là nghiêm túc, cầu thị sửa đổi lề lối làm việc, nêu cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng chính quyền vì nhân dân phục vụ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và trách nhiệm với dân”.


Thượng tá Bùi Thị Thanh Huyền, Phó Trưởng phòng Công tác Đảng và công tác chính trị, Công an tỉnh trao quà cho học sinh Trường TH&THCS Ngòi Hoa, xã Suối Hoa (Tân Lạc).

Vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân

Khắc ghi lời Bác Hồ dạy: "Công an của ta là Công an nhân dân, vì Nhân dân mà phục vụ và dựa vào Nhân dân mà làm việc”, Thượng tá Bùi Thị Thanh Huyền, Phó Trưởng phòng Công tác Đảng và công tác chính trị (PX03), Công an tỉnh luôn trăn trở với câu hỏi làm thế nào nâng cao hiệu quả công việc, tu dưỡng đạo đức trong lực lượng cán bộ, chiến sỹ (CBCS) công an trên địa bàn tỉnh. Càng trăn trở hơn khi thực tế những năm gần đây đã xuất hiện dấu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm Điều lệnh Công an nhân dân trong một số CBCS Công an tỉnh; đáng tiếc, có những chiến sỹ công an đã vi phạm pháp luật, bị xử lý hình sự.

Do đó, với vai trò tham mưu về công tác Đảng, công tác chính trị cho Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh, Thượng tá Bùi Thị Thanh Huyền đã mạnh dạn đề xuất, triển khai phong trào thi đua "3 không, 2 quản” để thiết thực học tập và làm theo gương Bác. Thượng tá Bùi Thị Thanh Huyền chia sẻ: Sau khi khảo sát, nghiên cứu thực tế hoạt động của CBCS Công an tỉnh, tôi đã tham mưu Đảng ủy, Ban Giám đốc phát động phong trào thi đua "3 không, 2 quản”. "3 không” là không suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; không vi phạm Điều lệnh Công an nhân dân; không làm tổn hại đến quyền và lợi ích chính đáng của cán bộ, nhân dân. "2 quản” là quản về thời gian làm việc, ngày làm việc; quản về chất lượng, hiệu quả công việc. Tôi cũng tham mưu Đảng ủy Công an tỉnh cụ thể hóa thành những chuẩn mực, chỉ tiêu, việc làm cụ thể và phát động trong toàn lực lượng; hướng đến mục tiêu vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.

Hiện nay, phong trào đã tạo bước chuyển mạnh mẽ trong hoạt động của CBCS Công an tỉnh. Từ phong trào, nhiều mô hình, sáng kiến cải tiến chất lượng, hiệu quả công việc, đặc biệt là trong công tác phục vụ nhân dân được các đơn vị trong lực lượng công an toàn tỉnh áp dụng, triển khai. Tiêu biểu như sáng kiến "Niêm yết thủ tục hành chính bằng mã QR” giúp việc tra cứu, chỉnh sửa thông tin, thủ tục hành chính nhanh chóng, tránh gây lãng phí giấy; mô hình "Điểm dịch vụ công trực tuyến” nhằm tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, giảm thiểu thời gian thực hiện các giao dịch hành chính; phương châm "làm hết việc chứ không hết giờ” trong toàn lực lượng...

Bên cạnh đó, đồng chí Huyền còn tích cực tham mưu tổ chức nhiều hoạt động xã hội, từ thiện, tạo sợi dây kết nối giữa công an với nhân dân. Trong năm 2024, đồng chí đã tham mưu, kết nối, tổ chức trao tặng gần 2.200 suất quà Tết; 5 bộ máy tính, 300 máy tính cầm tay; 500 áo ấm, 200 chăn ấm; 1.000 chiếc bánh chưng cho đồng bào vùng lũ; 1.000 bộ sách, vở, truyện tranh cho học sinh xã Miền Đồi (Lạc Sơn), Nánh Nghê (Đà Bắc); tổ chức 5 phiên chợ "0 đồng”; khám, cấp thuốc miễn phí cho 1.400 người dân... tổng trị giá quà tặng xấp xỉ 3 tỷ đồng. Ghi nhận những nỗ lực của Thượng tá Bùi Thị Thanh Huyền, đồng chí vinh dự là 1 trong 2 cá nhân tiêu biểu của tỉnh Hòa Bình được Ban Tuyên giáo Trung ương tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.

Sửa đổi lối làm việc theo lời dạy của Bác

Năm 1947, tại chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc” với bút danh X.Y.Z. Những chỉ dẫn của Người trong "Sửa đổi lối làm việc” vẫn còn nguyên giá trị, ý nghĩa thiết thực đối với Đảng, các tổ chức đảng và mỗi CBĐV, nhất là với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong công cuộc đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cách làm hay, thiết thực, hiệu quả để học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh theo tinh thần nhìn thẳng vào những hạn chế, khuyết điểm của đội ngũ CBĐV, CCVC để khắc phục, sửa chữa.

 Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Võ Ngọc Kiên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhấn mạnh: Các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của CBĐV; trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; đặc biệt là quy định về những điều đảng viên không được làm. Năm 2022, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy ban hành quy định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, CCVC và người lao động làm việc trong các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần đảm bảo tính nghiêm túc, văn minh, chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của CBĐV, CCVC và người lao động trong hoạt động công vụ. Cấp ủy các cấp tiếp tục chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ với phương châm "Sát chức năng, nhiệm vụ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và đánh giá việc thực hiện”, "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và trách nhiệm với dân’”, "Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Việc xây dựng, bổ sung tiêu chí đạo đức theo tấm gương của Bác được triển khai thực hiện thường xuyên hàng năm, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nếp sống văn minh, văn hoá công sở theo tinh thần Chỉ thị số 29-CT/TU, ngày 23/5/2014 của BTV Tỉnh ủy.

Các địa phương đã xác định những nhiệm vụ đột phá, tập trung triển khai để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan nhà nước cũng như đội ngũ cán bộ. Như BTV Huyện ủy Lạc Sơn, Lạc Thủy nhấn mạnh khâu đột phá về thực hiện công tác luân chuyển, điều động cán bộ; tăng cường công tác tuyên truyền miệng giải quyết những vấn đề nhạy cảm, những dự án đầu tư trọng điểm dễ phát sinh điểm nóng trên địa bàn. BTV Thành ủy Hòa Bình nhấn mạnh về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý trật tự đô thị. Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh xác định khâu đột phá về nâng cao đạo đức công vụ, thực hiện công tác dân vận chính quyền…

 Đồng thời, tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành; thực hiện tự phê bình và phê bình trong nội bộ. Các cơ quan hành chính tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến lề lối làm việc. Tỉnh đã thành lập, duy trì hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã, áp dụng phần mềm một cửa điện tử dùng chung để tiếp nhận và trả kết quả. Đặc biệt, mô hình "Chính quyền thân hiện vì nhân dân phục vụ” được triển khai rộng khắp, hiệu quả với sự hưởng ứng nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, công chức đã góp phần quan trọng xây dựng hình ảnh cơ quan nhà nước liêm chính, hiện đại, được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

(Còn nữa)


Nhóm P.V

Các tin khác


Phát triển bền vững thủ phủ cam Cao Phong: Bài 4 - Bất chấp khó khăn, nhiều hộ trồng cam Cao Phong vẫn hái bạc tỷ

Hệ lụy của giai đoạn phát triển "nóng” đã khiến hàng nghìn ha cam ở huyện Cao Phong buộc phải phá bỏ, nhiều "tay mơ" chịu cảnh thua lỗ, nợ nần. Thế nhưng vẫn còn nhiều chủ vườn đều đặn thu tiền tỷ nhờ cây trồng này. Họ là những người nông dân vắt mồ hôi trộn lẫn công sức, áp dụng khoa học kỹ thuật để chăm bẵm cho những vườn cam.

Phát triển bền vững thủ phủ cam Cao Phong: Bài 3 - Thách thức sau giai đoạn phát triển “nóng”

Năm 2014, cam Cao Phong được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Giai đoạn 2014 - 2017, cam Cao Phong là thương hiệu mạnh trên thị trường nông sản, nhiều hộ trồng cam đã trở thành tỷ phú. Do đó người người, nhà nhà đổ xô đi mua đất hoặc phá bỏ cây trồng khác để trồng cam. Hết chỗ bằng phẳng, cam được trồng trên sườn đồi, dốc núi, bờ ao... Vì thế diện tích cam tăng chóng mặt. Đến năm 2018, diện tích cam của huyện Cao Phong tăng lên trên 3.000 ha, gấp đôi năm 2014. Theo quy luật, phát triển "nóng” ắt nảy sinh những hệ lụy nhãn tiền!

Phát triển bền vững thủ phủ cam Cao Phong: Bài 2 - Cây cam lên ngôi trên đất Cao Phong

Năm 2013, toàn huyện Cao Phong có trên 160 hộ dân thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng; 16 hộ thu nhập từ 1 - 5 tỷ đồng nhờ cam, quýt. Thời điểm này, bình quân 1 ha cam, quýt cho giá trị thu nhập gần 600 triệu đồng. Những con số thống kê của hơn 10 năm về trước cho thấy hiệu quả kinh tế mà cây cam đem lại đối với người trồng cam tại huyện Cao Phong, đặc biệt trong giai đoạn 2014 - 2017. Thành quả có được khi Hoà Bình đã xây dựng thành công thương hiệu Cam Cao Phong.


Phát triển bền vững thủ phủ cam cao phong: Bài 1 - Cây cam bén duyên với đất Cao Phong

Hơn nửa thế kỷ hiện diện qua bao thăng trầm, rồi trụ vững trên đồng đất Mường Thàng với thương hiệu Cam Cao Phong nức tiếng gần xa. Những năm gần đây, cam Cao Phong định hình lại hướng đi, tổ chức lại sản xuất như một lẽ tất yếu, nhất là sau giai đoạn phát triển "nóng” với nhiều bất cập.

Bản “không chồng” trên đỉnh núi mờ sương

Đêm cuối thu, trên con đường vào bản Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu) hun hút như đi sâu vào lòng núi. Đâu đó vọng lên tiếng khóc hờ ai oán giữa bốn bề mờ sương...

Hơn 40 năm sau cuộc di dân lịch sử - giải pháp nào xoá ''vùng lõm" hồ Hoà Bình Bài 5: Giải pháp để người dân vùng hồ sông Hòa Bình thoát nghèo

Sau nhiều năm thực hiện các đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án khác, đời sống người dân vùng hồ từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, vùng hồ còn nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh, đời sống người dân thấp hơn so với mặt bằng chung… Đặc biệt, người dân vẫn thiếu đất sản xuất, thiếu mặt bằng làm nhà ở, điện chưa ổn định, nguy cơ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, thiên tai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục