Thực tiễn việc thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm theo (HT& LT) tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc HT& LT tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh HT& LT tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và gần đây là Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trên địa bàn tỉnh đã cho thấy một cách sinh động, sâu sắc là mọi người dân, từ nông dân đến trí thức, già đến trẻ… ai cũng có thể học và làm theo Bác. Việc HT& LT đó diễn ra một cách tự giác, tự nhiên, ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi việc.


Ông Bùi Văn Trưng (giữa), Trưởng xóm Đừng, xã Gia Mô (Tân Lạc) tiên phong hiến đất và tuyên truyền, vận động nhân dân hiến trên 7.600m2 đất để mở rộng đường giao thông nông thôn.

Đảng viên đi trước để làng nước theo sau

Kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng, với bút danh T.L, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm báo chí "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” đăng trên Báo Nhân Dân, số 5409, ngày 3/2/1969. Nửa thế kỷ sau khi ra đời, những lời dặn của Người trong tác phẩm vẫn vẹn nguyên giá trị đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta. Mở đầu tác phẩm, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) luôn nêu cao vai trò gương mẫu, tiên phong để xứng đáng là người lãnh đạo, xứng đáng với lòng tin cậy, mến phục của nhân dân: "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Thực hiện lời Bác dạy, đội ngũ CB, ĐV đã luôn tiên phong, đi đầu, là tấm gương sáng ngay từ mỗi thôn xóm, bản làng.

Gia Mô là xã vùng sâu của huyện Tân Lạc. Cách đây hơn thập kỷ, Gia Mô còn nhiều gian khó, hạ tầng thiết yếu chưa được đầu tư đồng bộ, nhất là giao thông trắc trở. Nhưng ở mảnh đất này từ lâu đã có những tấm gương CB, ĐV tiêu biểu, gương mẫu, đi đầu vì sự nghiệp chung. Đó là gia đình ông Bùi Văn Hựng, nguyên Bí thư Đảng uỷ xã Gia Mô đã hiến 760m2 đất vườn để xây chi trường mầm non xóm Đừng. Sự đóng góp đó thật sự ý nghĩa, giúp con em trong xóm có trường lớp để học tập. Đặc biệt, việc làm của ông tiếp tục được lan toả đến hôm nay, khi xóm Đừng vẫn là điểm sáng trong phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới (NTM) với sự tiên phong của CB, ĐV.

Đưa chúng tôi đi trên con đường nội xóm mới được cứng hoá rộng rãi, đồng chí Bùi Văn Trưng, Phó Bí thư chi bộ, Trưởng xóm Đừng cho biết: Trước đây xóm Đừng khó khăn về mọi mặt, số hộ nghèo, cận nghèo cao, giao thông đi lại khó khăn. Nhưng nay với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và sự đồng tình, ủng hộ của người dân, đường giao thông đã được đầu tư thuận lợi. Để có tuyến đường to đẹp như này, bà con đã hiến hơn 7.600m2 đất và nhiều cây cối. Riêng gia đình tôi tiên phong hiến trên 200m2 đất làm đường nội đồng.

Xuất phát từ những trăn trở làm sao để khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, cải thiện thu nhập cho bà con, ông Trưng đã tập hợp các hộ trồng rau trong xóm thành lập nhóm sản xuất rau củ quả với 18 thành viên. Các thành viên trong tổ hỗ trợ nhau về kỹ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm nên đem lại hiệu quả kinh tế cao. Có thể nói, sự gương mẫu, đi đầu của ông Trưng đã truyền cảm hứng cho CB, ĐV và người dân xóm Đừng. Thành quả là sự "lột xác" của bộ mặt làng quê và chất lượng cuộc sống người dân ngày càng nâng cao. Với những đóng góp cho xóm làng, quê hương, ông Trưng vinh dự là 1 trong 8 cá nhân điển hình được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong HT& LT tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021 - 2023.

Không chỉ ở xóm Đừng mà ở bất cứ thôn xóm, bản làng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cũng có thể bắt gặp từ CB, ĐV đến những người nông dân chân chất, chân lấm tay bùn học Bác từ những điều bình dị nhất. Còn nhớ tháng 6/2017, chúng tôi về xóm Nước Ruộng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) gặp gỡ Bí thư chi bộ, người có uy tín của bản Mường này là ông Bùi Văn Quyết. Khi đó ông Quyết được coi là người mở đường cho Nước Ruộng thoát nghèo, bởi ông đã hiến 2.500m2 đất thổ cư và nhiều cây cối để mở rộng đường giao thông xóm; sẵn sàng khai thác sớm diện tích cây keo để phục vụ làm đường điện cao thế. Sau 7 năm gặp lại, ông Quyết tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, là người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen. Giai đoạn 2019 - 2024, gia đình ông tiếp tục hiến 250m2 đất thổ cư, 1.600m2 đất sản xuất và hoa màu, 9m tường rào làm đường nội xóm, đường nội đồng phục vụ sản xuất, đời sống cộng đồng. Noi gương ông, người dân xóm Nước Ruộng đã hiến hàng nghìn m2 đất và cây cối để xây dựng NTM. Từ một bản nghèo hẻo lánh, nay Nước Ruộng đã khoác lên mình tấm áo mới no ấm.

Tiếp tục nhân rộng những tấm gương học tập, làm theo Bác

Hoà Bình là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Có thể nói, sau hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã thấm nhuần phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Vai trò chủ thể của người dân được minh chứng rõ nét qua sự ủng hộ nhiệt tình bằng tiền của, ngày công lao động, hiến đất, hiến cây cối để xây dựng các công trình phúc lợi, hạ tầng thiết yếu. Giai đoạn 2019 - 2024, tổng nguồn vốn huy động từ người dân và cộng đồng để xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đạt trên 1.236 tỷ đồng,

Cùng với phong trào xây dựng NTM, nhân dân trong tỉnh đã hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ trong HT& LT Bác, nêu gương về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng xây dựng và phát triển cơ quan, địa phương, đơn vị trong sạch, vững mạnh toàn diện; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp. Việc xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong HT& LT tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tiếp tục được các cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm, coi trọng việc nêu gương. Cả cuộc đời giản dị, trong sáng của Người luôn là tấm gương mẫu mực, tự giác nêu gương, nói đi đôi với làm. Người cho rằng, nêu gương có vai trò to lớn và là một giá trị trong chuẩn mực đạo đức, bởi "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Do đó, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đặc biệt coi trọng việc tổng kết, tuyên truyền nhân rộng các điển hình, cách làm hay, có hiệu quả, sức lan tỏa sâu rộng. Để từ đó khơi dậy, phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới, tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc; mỗi cá nhân là những tấm gương dám nghĩ, dám làm trong thời kỳ mới; sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Giai đoạn 2021 - 2024, toàn tỉnh đã có 1.597 tập thể, cá nhân được cấp ủy, chính quyền các cấp biểu dương, khen thưởng trong dịp sơ kết 1 năm, 2 năm và 3 năm triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW. Trong đó có 2 tập thể, 4 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; 3 tập thể, 6 cá nhân được Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tặng bằng khen; 30 tập thể, 33 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.

Thông qua những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được tôn vinh, ghi nhận cho thấy thực tiễn sinh động, sâu sắc là mọi người dân Việt Nam, không phân biệt tuổi tác, trình độ, dân tộc… ai cũng có thể học và làm theo Bác một cách tự giác, tự nhiên, ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi việc.HT& LT tấm gương đạo đức của Bác là có ích cho chính mình, cho gia đình, con cháu mình và cho xã hội, cho đất nước. Tiếp tục đẩy mạnh việc HT& LT tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thúc đẩy mọi mặt đời sống phát triển, xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh chính là chuẩn bị hành trang quý báu, vững chắc để tự tin, tự hào cùng đất nước vững bước tiến về phía trước, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

  

Nhóm P.V

Các tin khác


Mỗi ngày làm một việc tốt: Bài 2 - Xứng đáng là người đầy tớ trung thành của nhân dân

"Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của Nhân dân”. Lời dạy của Bác trong bản Di chúc đến nay luôn có ý nghĩa, giá trị đặc biệt quan trọng đối với mỗi cán bộ, đảng viên (CBĐV). Học Bác tinh thần "mỗi CBĐV là người đầy tớ trung thành của Nhân dân”, đội ngũ CBĐV, công chức, viên chức (CCVC) tỉnh Hoà Bình tích cực tìm tòi, đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Đặc biệt là nghiêm túc, cầu thị sửa đổi lề lối làm việc, nêu cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng chính quyền vì nhân dân phục vụ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và trách nhiệm với dân”.

Mỗi ngày làm một việc tốt: Bài 1 - Tuổi trẻ Hòa Bình thi đua học tập và làm theo Bác

Một trong những di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho hậu thế là tác phẩm: "Cần, kiệm, liêm, chính” gồm 4 bài báo với bút danh Lê Quyết Thắng đăng trên Báo Cứu Quốc các số ra ngày 30/5, 31/5, 1/6 và 2/6/1949. Trong đó Người nhấn mạnh: "Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh” và "Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình), dù là việc nhỏ, thì một năm ta làm được 365 việc. Nhiều lợi nhỏ cộng thành lợi to… thì nước ta nhất định mau giàu, dân ta nhất định nhiều hạnh phúc”. Khắc sâu lời dạy của Người, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, từ thanh niên đến người cao tuổi, từ nông dân đến trí thức… đã nỗ lực "mỗi ngày làm một việc tốt” nhỏ bé mà ý nghĩa thiết thực để cùng chung tay xây dựng bản làng, quê hương. Hàng nghìn tấm gương gần gũi, bình dị là điển hình trên tất cả các lĩnh vực, đời sống đã góp phần lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác trên đất Mường Hòa Bình.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 2 - Giáo dục hiện đại nhìn từ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ

Trước những thay đổi mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) đã có bước đột phá trong đổi mới phương pháp giáo dục - vận dụng STEAM và nghiên cứu khoa học định hướng học sinh phát triển tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học tạo ra các sản phẩm hữu ích mang tính ứng dụng cao, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 1 - Khát vọng vươn lên từ mô hình dạy học theo hướng hội nhập quốc tế

Trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực đời sống, các quốc gia đều đứng trước những thử thách, trong đó có công tác giáo dục. Do vậy cần xây dựng chiến lược giáo dục tổng thể để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhận thức rõ điều đó, Đảng uỷ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) với sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, năng động, sáng tạo đã xây dựng được mô hình đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại trong giai đoạn vừa qua, làm tiền đề cho các năm tiếp theo.

Phát triển bền vững thủ phủ cam Cao Phong: Bài 5 - Tổ chức lại sản xuất vùng cam Cao Phong

Sau giai đoạn phát triển "nóng”, đây là thời gian cam Cao Phong bước vào chu kỳ tái canh lớn nhất. Khoảng lặng này là cần thiết để nhìn nhận lại, đánh giá những cái được, cũng như tồn tại, hạn chế để có giải pháp căn cơ nhằm phát triển và giữ vững thương hiệu cam Cao Phong. Trong đó, tổ chức lại sản xuất vùng cam là tất yếu!

Phát triển bền vững thủ phủ cam Cao Phong: Bài 4 - Bất chấp khó khăn, nhiều hộ trồng cam Cao Phong vẫn hái bạc tỷ

Hệ lụy của giai đoạn phát triển "nóng” đã khiến hàng nghìn ha cam ở huyện Cao Phong buộc phải phá bỏ, nhiều "tay mơ" chịu cảnh thua lỗ, nợ nần. Thế nhưng vẫn còn nhiều chủ vườn đều đặn thu tiền tỷ nhờ cây trồng này. Họ là những người nông dân vắt mồ hôi trộn lẫn công sức, áp dụng khoa học kỹ thuật để chăm bẵm cho những vườn cam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục