Việc học tập và làm theo gương Bác thực sự đã và đang đi vào cuộc sống của mỗi người, từ cán bộ, đảng viên đến người dân… Xuất phát từ lòng yêu kính Bác, trên địa bàn tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân với những việc làm thiết thực, góp phần lan toả tinh thần học tập và làm theo Bác.

Ông Ngô Xuân Cải, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Yên Thủy là điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm 2024. Ảnh: Ông Ngô Xuân Cải tặng quà của Hội Cựu chiến binh huyện cho gia đình bà Vũ Thị Chới, xóm Bình Thanh, xã Đoàn Kết.

Học Bác không phải ở đâu xa mà chính từ những đức tính tốt đẹp, gần gũi, giản dị của Người. Tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đã có những cách làm hay, mô hình thiết thực, hiệu quả là tấm gương sáng, tạo sự lan tỏa sâu, rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.

Người có uy tín "trẻ tuổi” xóm Bào

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Quách Thị Thanh - người có uy tín ở xóm Bào, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc là điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024. Chị Thanh sinh năm 1979, là cán bộ cơ sở rất nhiệt huyết, từng đảm nhiệm các cương vị, từ hội viên, rồi Chi hội trưởng Chi Hội Phụ nữ, Trưởng xóm, người có uy tín. Chị là người truyền lửa vận động Nhân dân xây dựng những con đường hoa đẹp ở xóm Bào, góp phần lan tỏa phong trào xây dựng nông thôn mới.

Chị Thanh đưa chúng tôi đi thăm những tuyến đường giao thông, ngõ xóm sạch sẽ được tô điểm bằng muôn sắc hoa rung rinh trong nắng, tạo nên phong cảnh nên thơ. Với trách nhiệm và người đảng viên, trưởng xóm, người có uy tín, chị Thanh là cánh tay nối dài của cấp ủy, chính quyền truyền tải chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với Nhân dân. Xóm Bào 2 trước đây còn nhiều khó khăn về hạ tầng, sản xuất và đời sống. Chị đã gương mẫu trong học tập và làm theo Bác về tinh thần "Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình”, phát huy tốt vai trò là hạt nhân, nêu gương sáng và là Phó Bí thư chi bộ, Trưởng xóm, người có uy tín, chị đã không quản ngại khó khăn, đi từng ngõ, gõ từng nhà, vận động bà con giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới… Vận động nhân dân trên địa bàn bài trừ hủ tục lạc hậu; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, xây dựng xóm đoàn kết, bình yên, phát triển.

Bên cạnh đó, chị cùng các thành viên trong tổ hòa giải xóm thường xuyên tổ chức các buổi họp, trò chuyện, lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân nhằm lắng nghe những ý kiến của bà con, phát huy tinh thần dân chủ. Xóm Bào từ chỗ khó khăn, đến nay đã là một trong những xóm đứng tốp đầu của xã. Người dân tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như trồng bưởi, mía, hồng xiêm; phát triển ngành nghề phụ nâng cao thu nhập, ổn định đời sống. Những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Mường được phát huy, đồng bào đoàn kết, yêu thương nhau. Xóm không có các tai, tệ nạn xã hội. Với những đóng góp, chị Thanh được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận là điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cấp tỉnh năm 2024.

Bền bỉ dạy chữ người Dao, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá 

Đến bản Sưng, xã Cao Sơn, huyện vùng cao Đà Bắc, không ai không biết Nghệ nhân ưu tú Lý Văn Hềnh, người tâm huyết, miệt mài truyền dạy chữ viết người Dao, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Ông Lý Văn Hềnh sinh năm 1949, dân tộc Dao ở bản Sưng. Ông lớn lên trong một gia đình có truyền thống học chữ Dao Nôm cha truyền con nối từ bao đời nay. Bản thân ông thành thạo chữ viết dân tộc Dao và các tập tục trong việc hành lễ tâm linh từ năm 18 tuổi. Với sự phát triển mạnh mẽ trong đời sống kinh tế của các dân tộc thiểu số, tiếng Dao nói chung và tiếng Dao Tiền nói riêng, dân tộc Dao có truyền thống lịch sử lâu đời, nhờ có chữ viết nên đến nay người Dao còn lưu giữ được nhiều thông tin về nguồn gốc tổ tiên, dòng họ, gia đình, tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán, lễ, tết...

Ông Hềnh chia sẻ: Ðể gìn giữ tiếng mẹ đẻ của người Dao với nguyện vọng truyền dạy chữ viết cho cộng đồng người Dao ở các địa phương trong huyện đang dần bị mai một, từ năm 1997, ông bắt đầu dạy chữ cho con, cháu trong gia đình, dòng tộc bằng phương pháp học cổ truyền. Các con, cháu đều am hiểu về ngôn ngữ, chữ viết, tập tục của người Dao và có thể truyền dạy các tri thức của dân tộc cho mọi người.

Đến năm 2008, được sự giúp đỡ của thành viên mạng lưới Bảo tồn tri thức bản địa dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình, ông Lý Văn Hềnh đã lập tờ trình đề nghị UBND xã Cao Sơn cho dạy phổ biến chữ Nôm Dao cho cán bộ và người dân tộc Dao trong vùng để truyền đạt kiến thức của mình về chữ Nôm Dao. Mặc dù tuổi cao, giao thông đi lại khó khăn và thu nhập chủ yếu từ làm kinh tế nông nghiệp nhưng ông vẫn thường xuyên đi - về trên 60 km để giảng dạy miễn phí cho các lớp tại các xã Cao Sơn, Tân Pheo, Đoàn Kết, Toàn Sơn… Đến nay, ông Hềnh đã mở được 13 lớp học tiếng Dao với tổng số 450 học viên (học viên tham gia lớp học ở mọi lứa tuổi từ các cháu nhỏ đến người trung, cao tuổi). Với số lượng học viên ngày một tăng, ông Hềnh đã trở thành tấm gương tiêu biểu có sức lan tỏa rộng rãi trong huyện.

Với những đóng góp của mình, ông Hềnh đã được các cấp, ngành khen thưởng. Trong đó, năm 2019 được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Năm 2022 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen về thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua gắn với "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2016 – 2021. Ông còn được khen thưởng về phong trào "Tuổi cao - Gương sáng xuất sắc”, danh hiệu "Học không bao giờ cùng”... Ông Hềnh đã được Tỉnh ủy lựa chọn tham gia Chương trình Giao lưu các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực và Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng” năm 2024. Ngày 2/10/2024, ông đã được tham gia Chương trình Giao lưu các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực phía Bắc tại Thái Nguyên do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, được Chính phủ tặng bằng khen.

Không chỉ có chị Thanh, ông Hềnh, trên địa bàn toàn tỉnh đã xây dựng, duy trì 1.838 mô hình, điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó, năm 2024 đã có các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu có sức lan tỏa cao trong đời sống xã hội, được Thủ tướng Chính phủ khen thưởng như Đảng Bộ Quân sự TP Hòa Bình. Đơn vị có nhiều nét mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả, thu hút được sự tham gia tích cực, đông đảo của cán bộ, đảng viên; tạo sự chuyển biến biến rõ nét, hiệu quả nổi trội trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị; có nhiều gương điển hình tiêu biểu được nhân rộng. Hay ông Ngô Xuân Cải, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh huyện Yên Thủy - điển hình gương mẫu đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Ông Cải luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, xây dựng và lan tỏa hình ảnh cựu quân nhân trong thời đại mới, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2021-2022 và Hội Cựu chiến binh Việt Nam tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Cựu chiến binh gương mẫu” năm 2022…

(Còn nữa)


Hương Lan

Các tin khác


Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 2 - Giáo dục hiện đại nhìn từ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ

Trước những thay đổi mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) đã có bước đột phá trong đổi mới phương pháp giáo dục - vận dụng STEAM và nghiên cứu khoa học định hướng học sinh phát triển tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học tạo ra các sản phẩm hữu ích mang tính ứng dụng cao, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ ngôi trường của niềm tin và khát vọng: Bài 1 - Khát vọng vươn lên từ mô hình dạy học theo hướng hội nhập quốc tế

Trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực đời sống, các quốc gia đều đứng trước những thử thách, trong đó có công tác giáo dục. Do vậy cần xây dựng chiến lược giáo dục tổng thể để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhận thức rõ điều đó, Đảng uỷ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) với sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, năng động, sáng tạo đã xây dựng được mô hình đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại trong giai đoạn vừa qua, làm tiền đề cho các năm tiếp theo.

Phát triển bền vững thủ phủ cam Cao Phong: Bài 5 - Tổ chức lại sản xuất vùng cam Cao Phong

Sau giai đoạn phát triển "nóng”, đây là thời gian cam Cao Phong bước vào chu kỳ tái canh lớn nhất. Khoảng lặng này là cần thiết để nhìn nhận lại, đánh giá những cái được, cũng như tồn tại, hạn chế để có giải pháp căn cơ nhằm phát triển và giữ vững thương hiệu cam Cao Phong. Trong đó, tổ chức lại sản xuất vùng cam là tất yếu!

Phát triển bền vững thủ phủ cam Cao Phong: Bài 4 - Bất chấp khó khăn, nhiều hộ trồng cam Cao Phong vẫn hái bạc tỷ

Hệ lụy của giai đoạn phát triển "nóng” đã khiến hàng nghìn ha cam ở huyện Cao Phong buộc phải phá bỏ, nhiều "tay mơ" chịu cảnh thua lỗ, nợ nần. Thế nhưng vẫn còn nhiều chủ vườn đều đặn thu tiền tỷ nhờ cây trồng này. Họ là những người nông dân vắt mồ hôi trộn lẫn công sức, áp dụng khoa học kỹ thuật để chăm bẵm cho những vườn cam.

Phát triển bền vững thủ phủ cam Cao Phong: Bài 3 - Thách thức sau giai đoạn phát triển “nóng”

Năm 2014, cam Cao Phong được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Giai đoạn 2014 - 2017, cam Cao Phong là thương hiệu mạnh trên thị trường nông sản, nhiều hộ trồng cam đã trở thành tỷ phú. Do đó người người, nhà nhà đổ xô đi mua đất hoặc phá bỏ cây trồng khác để trồng cam. Hết chỗ bằng phẳng, cam được trồng trên sườn đồi, dốc núi, bờ ao... Vì thế diện tích cam tăng chóng mặt. Đến năm 2018, diện tích cam của huyện Cao Phong tăng lên trên 3.000 ha, gấp đôi năm 2014. Theo quy luật, phát triển "nóng” ắt nảy sinh những hệ lụy nhãn tiền!

Phát triển bền vững thủ phủ cam Cao Phong: Bài 2 - Cây cam lên ngôi trên đất Cao Phong

Năm 2013, toàn huyện Cao Phong có trên 160 hộ dân thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng; 16 hộ thu nhập từ 1 - 5 tỷ đồng nhờ cam, quýt. Thời điểm này, bình quân 1 ha cam, quýt cho giá trị thu nhập gần 600 triệu đồng. Những con số thống kê của hơn 10 năm về trước cho thấy hiệu quả kinh tế mà cây cam đem lại đối với người trồng cam tại huyện Cao Phong, đặc biệt trong giai đoạn 2014 - 2017. Thành quả có được khi Hoà Bình đã xây dựng thành công thương hiệu Cam Cao Phong.


Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục