Trên dốc núi còn loang sương, từ các xóm Cang, Xà Lĩnh… người Mông mặc váy xòe rực rỡ hướng về nhà văn hoá, trên tay cầm giấy mời như cầm tấm vé bước vào một cuộc đổi thay. 99,86% - đó không chỉ là con số khô khan thống kê ý kiến cử tri xã Pà Cò (Mai Châu), mà là âm hưởng của sự đồng tình vang lên từ rẻo cao.


Các thành viên Tổ công tác số 15 của huyện Mai Châu sát cánh cùng bà con trong từng bước đi của đề án sáp nhập.

Lấy ý kiến - không phải là hình thức

Ẩn mình giữa vùng núi đá cao vút nơi ranh giới Hòa Bình - Sơn La, xã Pà Cò hiện lên như một thung lũng cổ tích: sương phủ suốt buổi sáng, người Mông mặc váy xòe ra ruộng, khèn môi vẫn vang vào những chiều cuối tuần.​

Cả xã có 6 xóm, với hơn 700 hộ và trên 3.000 nhân khẩu, toàn bộ là đồng bào dân tộc Mông. Bản sắc văn hóa ở đây được gìn giữ gần như nguyên vẹn, từ lễ Gầu Tào đến phiên chợ tình. Song chính vì đặc thù ấy, Pà Cò cũng là một trong những xã khó khăn của huyện Mai Châu, về tạ tầng, về tiếp cận dịch vụ công và cả về tiếng nói trong các quyết sách.

Không nhiều người ở Pà Cò biết chính xác "Đề án sáp nhập xã” là gì khi nghe lần đầu. "Cán bộ huyện lên đây nhiều hôm liền. Họ nói với bà con bằng tiếng Mông, giải thích từng chút một. Người dân nghe, gật đầu. Cũng có người lắc đầu, nhưng sau cùng cũng hiểu ra. Tất cả là để sau này phát triển hơn” - anh Sùng A Páo, xóm Pà Cò Lớn chia sẻ.​

Những ngày tháng Tư, khi đào đã tàn, mận vẫn còn xanh quả, xã Pà Cò lại có một "mùa đặc biệt” - mùa phiếu. Không phải bầu cử, nhưng cũng trang trọng chẳng kém. Cử tri đại diện từng hộ gia đình được mời đến nhà văn hóa xóm để bỏ lá phiếu ghi rõ sự đồng thuận hoặc không về đề án sáp nhập xã, sáp nhập tỉnh.

Không khí không ồn ào, không loa đài phát động. Chỉ có tiếng bước chân chậm rãi trên nền đất đỏ, tiếng trò chuyện nhỏ nhẹ giữa cán bộ xã và bà con. Tổ công tác số 15 do đồng chí Hoàng Đức Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu làm tổ trưởng đã cùng Bí thư Đảng uỷ xã, lãnh đạo Phòng Dân tộc và Tôn giáo, Bí thư Huyện Đoàn bám sát từng xóm, từng bản. Có nơi, cán bộ còn phải đi bộ hàngcây số đường mòn chỉ để gặp một hộ chưa hiểu rõ thông tin.

"Việc lấy ý kiến ở Pà Cò không chỉ là để đủ thủ tục. Đây là một trong những địa bàn đặc thù nhất, nên chúng tôi xác định phải làm đến nơi đến chốn, làm sao để người dân hiểu đúng, tin đúng và quyết đúng” - đồng chí Hoàng Đức Minh chia sẻ.

Đúng theo hạn định, ngày 19/4, Pà Cò hoàn thành việc lấy ý kiến. Toàn xã có 719 cử tri, trong đó 718 người đồng thuận với đề án sáp nhập tỉnh, xã, đạt 99,86%.

"Bà con mình không quen nói nhiều. Nhưng khi hiểu rồi, ai cũng tự đi, tự ký tên. Người ta quý nhất là khi cán bộ không gắt gỏng, không giục giã, chỉ lặng lẽ giải thích, rồi để mình tự quyết” - chị Giàng Ý Mỷ, xóm Chà Đáy nói.

Không làm vội, mà làm kỹ. Không "đi tắt”, mà làm bài bản. Tổ công tác số 15 của huyện Mai Châu mang một quyết tâm lặng lẽ nhưng rõ ràng - để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc thay đổi lớn này.

Mở ra cuộc "chỉnh hình” cho tương lai

Việc sáp nhập đơn vị hành chính, trên bản đồ địa lý có thể chỉ là một vài nét gạch lại, nhưng trong lòng người là cả một sự dịch chuyển của thói quen, cách nghĩ và những kỳ vọng mới.

Với Pà Cò, trước khi những lá phiếu được ghi là cả chuỗi câu hỏi: cán bộ xã sẽ gộp thế nào, trụ sở ở đâu, đường đến UBND xã mới có xa thêm không, giấy tờ thủ tục có bị chậm trễ không?... Nhưng khác với những lần đổi thay trong im lặng trước kia, lần này, chính quyền xã và huyện không để bà con "đoán già đoán non”.

"Với 85% nhiệm vụ của cấp huyện sẽ được chuyển giao cho cấp xã, cơ chế này buộc chính quyền xã phải "lớn lên” cả về năng lực cán bộ, điều kiện làm việc và chất lượng phục vụ. Cùng với đó là việc quy hoạch lại hệ thống trụ sở, thiết bị, nền tảng công nghệ… được tính toán điều chỉnh phù hợp, bảo đảm không người dân nào bị đặt xa khỏi dịch vụ thiết yếu. Cả việc duy trì tiếng đồng bào Mông trong bộ máy vẫn sẽ được tiếp tục" - Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu Hoàng Đức Minh trao đổi với bà con. 

Đằng sau mỗi cuộc "chỉnh hình” về hành chính là những tác động không nhỏ nhưng với một xã đặc thù như Pà Cò, điều người dân cần nhất chính là cuộc sống mới - gần hơn, dễ hơn và nhiều hy vọng hơn.

Cuộc lấy ý kiến đã hoàn thành. Điều đọng lại sau tất cả không phải là tỷ lệ 99,86%, mà là cách người Pà Cò đã tham gia vào một quyết sách lớn bằng sự hiểu biết và tin tưởng. Với kết quả ấy, cộng đồng người Mông ở các xã Pà Cò, Hang Kia và người dân xã Cun Pheo cùng các xóm Tam Hoà, Bò Báu, Bò Liêm của xã Đồng Tân sẽ cùng tạo nên một xã Pà Cò mới rộng hơn về địa giới, gắn kết hơn về lòng người và vững vàng hơn giữa đại ngàn.


Minh Vũ

Các tin khác


Cho Tổ quốc đứng lên - Bài cuối: Ta xây lại đất nước đẹp hơn

Những ngày tháng Tư năm 2025, mỗi người con đất Việt đều cảm nhận giá trị thiêng liêng của non sông một dải.

Cho Tổ quốc đứng lên - Bài 4: Lời hẹn ước sắt son

Để hiện thực khát vọng đất nước thống nhất, cả triệu người con ưu tú ngã xuống, biết bao người bị địch bắt, tù đày. Giữa sự khốc liệt đó có những tình yêu đôi lứa với nhiều cung bậc cảm xúc.

Cho Tổ quốc đứng lên - Bài 3: Vui sao nước mắt lại trào

Chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm cấp quốc gia chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những ngày tháng 4/2025, hàng chục máy bay chiến đấu hiện đại bay tập luyện chuẩn bị trình diễn, tiếng động cơ tiêm kích rền vang bầu trời phương Nam.

Cho Tổ quốc đứng lên - Bài 2: Sống chết cho đất nước

Để cắt đứt huyết mạch chi viện từ Bắc vào Nam, quân đội Mỹ điên cuồng oanh tạc, rải chất độc hóa học xuống Trường Sơn. Chúng cũng muốn Hà Nội "trở về thời kỳ đồ đá".

Cho Tổ quốc đứng lên - Bài 1: Không nghĩ đến thân mình

Ròng rã những năm kháng chiến cho khát vọng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và thống nhất, trên khắp quê hương đâu đâu cũng là những hố bom, mảnh đạn.

Thăm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Giữa núi rừng Việt Bắc, nơi từng là cái nôi của cách mạng, có một mái trường đặc biệt mà tên tuổi đã đi vào lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam như một mốc son lịch sử - Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đây không chỉ là nơi đào tạo lớp phóng viên đầu tiên của nền báo chí cách mạng, mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, của khát vọng truyền thông vì dân tộc, vì Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục