Vua cam Trần Văn Tuyên sở hữu 17 ha, đang áp dụng toàn bộ theo tiêu chuẩn Viet Gap, giữ thương hiệu Cam Cao Phong.

Vua cam Trần Văn Tuyên sở hữu 17 ha, đang áp dụng toàn bộ theo tiêu chuẩn Viet Gap, giữ thương hiệu Cam Cao Phong.

(HBĐT) - Được công nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Cam Cao Phong, cam Cao Phong tiếp tục khẳng định là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả. Sau mỗi vụ cam, những người ra nhập đội quân tỷ phủ ở Cao Phong ngày một nhiều hơn trở thành niềm mơ ước của không chỉ nông dân tỉnh nhà, mà còn của toàn quốc

 

Tôi bất ngờ khi gặp lại anh Trần Văn Tuyên là trong những người trồng cam có tiếng ở thị trấn Cao Phong vì từ nhiều năm trước đã có nguồn thu hàng tỷ đồng. Hôm trước tại lễ hội cam, trông anh cứ ngỡ doanh nhân. Anh lái ô tô đời mới, quần áo lịch lãm, phong cánh thư thái. Hôm nay tại vườn cam đội 4 anh lại là nông dân đích thực- người ta bảo là “ông  chủ chân đất”. Mũ mão quần áo bảo hộ, đi ủng, phóng xe máy cà tàng chỉ đạo sản xuất, điện thoại tíu tít nhận đơn đặt hàng. Anh Tuyên bảo: Khu vườn V 2 cỡ 3,5 ha này để áp tết mới bán. Bước sang năm thứ 6, năng suất và sản lượng cam bắt đầu bước vào đỉnh cao. Lá cam xanh mướt. Cam sai đến nỗi phải dùng giàn mà chống, quả mọng vàng ươm kết thành khối sà xuống như sắp gẫy cành. Anh Tuyên ngại không muốn nói về thu nhập vì có thể là khiêm tốn và có thể câu chuyện tiền tỷ đối với "dân cam" không còn xa lạ. Anh đang sở hữu 17 ha cam, trong đó có gần 10 ha thời kỳ kinh doanh bước vào giai đoạn hoàng kim của cam ( năm thứ 6-7). Khiêm tốn cũng cho cỡ 8 tỷ đồng, con số ước ao đối với nhiều doanh nhân chứ đứng nói đến nông dân. Cơ ngơi “nổi” có thể nhìn thấy của anh Tuyên chẳng khác gì những đại gia có máu mặt, hầu như mọi thứ đồ đạc từ cái nhỏ nhất cũng là thứ xa xỉ, nhà lầu mặt phố cao ngất, khoáng đạt thấy cả trời xanh, nhìn trọn cả vùng cam mênh mang, trong nhà có cả bể bơi. Ngang ngửa với quy mô và thu nhập với anh Tuyên, vụ cam này, nhiều hộ gia đình khác như ông Bùi Văn Tiến, Nguyễn Thế Bình, Đặng Thị Thu…có tới hàng chục ha cam, xấp xỉ 10 ha kinh doanh, thu hàng trăm tấn cam, chuyện 7-10 tỷ trong tầm tay.

     

               Cam sạch Cao Phong được người tiêu dùng lựa chọn.

 

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong Nguyễn Thế Anh cho biết: Chẳng tính đến những đại gia cam có số từ cỡ 10 tỷ. Ở điều kiện bình thường chỉ cần có 1 ha đất trồng cam cũng thu cỡ 30 tấn/ha, xấp gần tỷ đồng. Những gia đình tầm tầm như Nguyễn  Đức Mạnh, Chủ tịch Mặt trận thị trấn Cao Phong có 3/7 ha cam kinh doanh; 2 con bác Phạm Đức Khánh, Chủ nhiệm câu lạc bộ những người trồng cam Cao Phong, mỗi người trồng cỡ 4 ha, trong đó 2 ha đã kinh doanh, hằng năm cũng thu từ 1,5-2 tỷ…Phó Chủ tich thị trấn Nguyễn Thế Anh tâm tự: Mấy năm nay, ai có 5000-7000 m2  trồng cam cũng để ra vài trăm triệu/năm. Chỉ thống kê năm ngoái, cả thị trấn có 54 hộ thu trên tỷ đồng. Cả thị trấn có tới hơn 150 ô tô các loại, trong đó có nhiều thượng hiệu thời thượng. Năm nay, Cam được giá, được mùa, năng suất và sản lượng tiếp tục được nâng cao. Câu chuyện người trồng cam mua biệt thự, xây bể bơi, ô tô hạng sang, tiện nghi đắt tiền,yêu thích công nghệ, sử dụng iphone thế hệ mới, để hàng tỷ đồng làm quà hồi môn cho con cháu giờ không mới.

Huyện Cao Phong có gần 1700 ha cây ăn quả có múi, trong đó có 1120 ha cam, diện tích cam quýt, vào thời kỳ kinh doanh khoảng 750 ha, sản lượng 20.000 tấn, giá trung bình 30.000 đồng/kg, dân trồng cam Cao Phong cũng có doanh thu cỡ 600 tỷ. Thế nên, Bí thư huyện ủy Cao Phong Võ Ngọc Kiên nói vui mà thực tế. Bây giờ nhắc đến tỷ phú cam là chuyện rất xưa. Tới đây Cao Phong sẽ có những triệu đô từ trồng cam ấy chứ. Nhìn thu nhập của người trồng cam ở thị trấn “ vàng” Cao Phong, ai chẳng mơ. Thế nhưng ngoài những ưu ái trời cho của khí hậu, thổ nhưỡng, người trồng cam cũng một nắng hai sương, tất bật quanh năm. Lo phân tro, kỹ thuật, lo thời tiết, nước nôi. Mỗi khi thời tiết đổi trời, nắng hạn, hay giông, mỗi lứa cam ra hoa kết trái, một chút lá cam bị nám, không xanh, chủ cam chẳng thể yên lòng. Và cũng không phải ai cũng có thể “gặt hái” được những mùa cam vàng, quả ngọt, bởi trồng cam phải làm chủ khoa học kỹ thuật, tổ chức tốt sản xuất, tính ra mức đầu tư cho mỗi ha cam cũng lên tới 150-200 triệu đồng. Nói về những lo toan vất vả của dân trồng cam Cao Phong người ta vẫn ví phải ăn cơm đứng và có thực lực. Chủ nhiệm CLB những người trồng cam Phạm

Đức Khánh cho biết: Dân trồng cam đã ngày càng nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cam, thực hiện quản lý sản xuất cam theo tiêu chuẩn Viet Gap và các tiêu chuẩn sản xuất an toàn khác, tăng cường đầu tư thâm canh, úng dụng công nghệ mới, chọn các giống mới, bố trí cơ cấu giống hợp lý có tính rải vụ  áp dụng vào quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cam, mở rộng và ổn định thị trường tiêu thụ, trong bối cánh hội nhập.

 

                                                                 Lê Chung 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục