(HBĐT) - Trong 2 ngày 6 - 7/12, tại thành phố Hòa Bình, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) kết hợp tổ chức tọa đàm "Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong công tác PBGDPL”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ thực hiện Đề án "Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2017-2021”. Tham dự hội nghị có 80 đại biểu là lãnh đạo Sở Tư pháp, Phòng PBGDPL, cán bộ tư pháp cấp huyện, xã thuộc 25 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
Toàn cảnh hội nghị
Các đại biểu dự
hội nghị được học tập, quán triệt 4 chuyên đề: Kỹ năng tiến hành một buổi tuyên
truyền, phổ biến pháp luật; giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Tố cáo
năm 2018, thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và những giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực tiễn triển khai Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, công tác dự báo tình hình diễn
biến tội phạm và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh tình hình hiện nay; định
hướng triển PBGDPL có hiệu quả tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật
và trao đổi các kinh nghiệm, mô hình PBGDPL hiệu quả tại các địa bàn thuộc phạm
vi triển khai thực hiện Đề án.
Tại cuộc tọa
đàm "Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong công
tác PBGDPL”, các đại biểu tập trung tham luận về vai trò, trách nhiệm của các
tổ chức chính trị-xã hội trong công tác PBGDPL nhằm đảm bảo quyền thông tin
pháp luật của người dân; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội
trong thực hiện, vận động nhân dân chấp hành pháp luật; kinh nghiệm phối hợp với
các tổ chức chính trị-xã hội trong công tác PBGDPL, xây dựng và nhân rộng mô
hình hiệu quả trong vận động, thu hút nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống
vi phạm pháp luật tại địa bàn cơ sở…
Hoạt động tập
huấn, tọa đàm là dịp để các đơn vị thực hiện Đề án trao đổi, chia sẻ kinh
nghiệm, trang bị kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ
làm công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công
tác PBGDPL, tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tại địa phương đạt hiệu quả.
V.H
Ngày 27/11, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản," "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng," "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á (DAB).
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, tình hình ANCT-TTAT xã hội trên địa bàn huyện Yên Thủy tiếp tục được giữ vững.
(HBĐT) - Ông Bùi Văn Th. và bà Nguyễn Thị B. cùng ở xóm Mỏ, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn). Ông Th. có mảnh đất để lại cho con trai. Con trai ông bán cho bà B. Thấy con trai bán mảnh đất với giá rẻ, ông Th. không đồng ý dẫn đến tranh chấp với bà B. Tổ hòa giải xóm tiến hành hòa giải nhưng không thành, vụ việc được đưa lên Ban hòa giải xã giải quyết. Qua xem xét nhận thấy việc mua bán, chuyển nhượng giữa bà B. và con trai ông Th. chưa đầy đủ thủ tục pháp lý, không hợp pháp, Ban hòa giải xã đã phân tích cho bà B. thấy được đúng, sai, bà B. đồng ý nhận lại tiền và trả lại đất cho con trai ông Th..
(HBĐT) - Ngày 6/4/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Tiếp cận thông tin (TCTT).
(HBĐT) - Trong tháng 10, tại các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều trường hợp vi phạm an toàn giao thông. Cụ thể, về đường bộ, lực lượng chức năng đã phát hiện, lập biên bản 1.346 trường hợp; phạt hành chính 1.148 trường hợp với số tiền xử phạt trên 1,2 tỷ đồng; tạm giữ 293 phương tiện vi phạm các loại; tước giấy phép lái xe có thời hạn 111 trường hợp.
(HBĐT) - Bà Trần Thị Liên (TP Hòa Bình) hỏi: Đề nghị cho biết trường hợp vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị xử phạt như thế nào?