Vào dịp này, vợ chồng anh K. cũng hay thì thầm to nhỏ một số chuyện liên quan đến bố mẹ (ông bà nội của cái Thẽm), đại loại như cuối năm là "đám cưới bạc” của ông bà; thêm nữa cũng là kỷ niệm ngày lễ liên quan đến công việc của cả ông và bà. Nên vợ chồng trẻ bàn đi bàn lại mà vẫn chưa thống nhất được phương án gọi là tối ưu nhất. "3 trong 1”, "1 gà 3 lễ” hay chia lẻ cho kéo dài những ngày vui.

Cô vợ vốn nhanh nhẹn, tháo vát "quyết”:

- Em đã ngắm được cái nhà hàng đẹp như mơ, có "viu” đẹp, bắt mắt ở bờ sông rồi… Cái gì ra cái đó, không phải chỉ có khách ông bà mà còn có cả khách của em và của anh. Chúng ta đi ăn mòn bát đũa nhà người ta rồi, giờ cũng phải đáp lại chứ. Mà chưa kể, hôm ấy còn có "VIP” chỗ em, trẻ tuổi, tài cao, đang nổi như diều. Mời được anh ấy đến, vợ chồng mình lại chả mát mặt suốt tháng với các đồng nghiệp à. Mà anh đưa tiền đây để mua quà cho ông bà nữa chứ. Phải tặng đồ "xịn” vào để ông bà diện cho nên tấm nên món. Người ta trông vào…

- Chuyện này để bàn với ông bà đã. Mà chúng ta phải "thăm dò” từ bà. Chứ nói với ông, không đồng ý ông lại chả quát cho à. Anh chồng ừ hữ đáp lại chị vợ.

Vào buổi chiều, khi ông nội đang đi bộ cùng nhóm hưu trí, anh bèn đem chuyện "tâm huyết của vợ chồng con với ông bà”, mới nói được 3 câu, anh đã bị mẹ chặn:

- Con năm nay bao nhiêu tuổi rồi mà không hiểu tính bố mẹ, nhất là bố ấy… Bố mẹ cám ơn thịnh tình các con. Nhưng qua chuyện này, con cũng nên chấn chỉnh vợ nhé. Đừng nặng nề quá về hình thức và "diễn” với người nọ, người kia. Mẹ biết hết suy nghĩ của nó đấy…

Rồi bà nói như tâm sự với chính mình:

- Bố mẹ sinh các con ra, dựng vợ gả chồng. Thấy các con hạnh phúc, công việc đàng hoàng là bố mẹ vui rồi. Bố và mẹ đều trưởng thành từ gian khó, đi lên bằng đôi chân của mình; gắn bó với nhau ngần ấy năm, cùng chung lưng đấu cật để chèo chống cuộc sống gia đình, nuôi dạy con cái, chăm lo ông bà bên nội, bên ngoại, không để điều tiếng gì, chỉ lấy chuyện tình cảm để chia sẻ cân bằng tâm tư. Giờ các con bày biện thế, cả bố và mẹ không đồng ý đâu. "Cưới vàng, cưới bạc” không bằng ăn ở với nhau đâu con. Đầy chuyện kia kìa… Năm trước hoa hoét, kỷ niệm lên mạng ầm ĩ khoe giàu, khoe con, năm sau đánh nhau sứt đầu mẻ trán, đường ai nấy đi… Còn ngày kỷ niệm liên quan đến công việc từng được bố mẹ gắn bó, các con biết mà trân trọng là quý. Đôi khi chỉ là bó hoa nhỏ cùng lời chúc là vui. Mà quan trọng nhất, các con đã nghĩ đến và quan tâm đến bố mẹ là hạnh phúc rồi. Chứ không nhất thiết chè chén linh đình, món quà này nọ. Mẹ sẽ nói với vợ con nữa, để nó hiểu thêm về tính của bố mẹ. Bố mẹ giản dị và không thích phô trương đâu. Mà giờ lại đang bão lũ, thiên tai, mình làm thế không nên đâu con. Mẹ nói thế để con hiểu…

Cuộc vui ấy cũng diễn ra gọn nhẹ và chỉ một chi tiết bà "nhượng bộ”, đó là đồ ăn cho mấy mâm cơm đó do con dâu đặt nhà hàng (vì như nó nói, nấu nướng nhiêu khê quá, để dành thời gian mà hàn huyên bạn bè, con cháu - đúng là con dâu thời nay). Ông bà chỉ mời 5-6 người bạn chí cốt gắn bó mấy chục năm rồi. Còn lại là nội bộ gia đình. Hôm ấy, ai cũng thấy ông nói cười nhiều hơn ngày thường. Đã thế, ông còn đọc 1 bài thơ lục bát tặng vợ, tặng bạn bè. Ông bế bé Thẽm vào lòng nựng cười: "Món quà tặng lớn nhất, quý nhất là đây bà nội nhỉ”.


Bùi Huy


Các tin khác


Xuân ấm

Gió xuân thổi nhẹ trên mấy cành đào phai. Lạ thật, chiều hôm trước trời còn se lạnh, những nụ hoa còn bọc kín bởi lớp vỏ khô cứng, vậy mà hôm nay những nụ hoa đã vụt lớn lên. Gió ấm mang sinh khí từ phía Đông, cùng với đó là những tia nắng mặt trời.

Lối về mùa xuân

Mùa đúng hẹn, thềm rải nắng đón nàng xuân về trong ban mai trong veo, tiết trời ấm áp chan hòa, vạn vật rộn ràng chào đón. Hơn từng ấy đời người, ta đã trải qua không biết bao nhiêu mùa xuân, ấy vậy mà cứ mỗi lần Xuân đến lòng lại bâng khuâng, xao xuyến.

Vì ta tin nhau

Hoài thuộc vào loại xinh gái nhất cơ quan theo như sự bình chọn của gần 30 chị em. Nhưng trớ trêu thay, cô lại phải qua "một lần đò” đầy đau khổ với người chồng vũ phu, bội bạc. Gần 40 tuổi, Hoài bắt đầu lại tất cả bằng chính đôi chân của mình. Không còn nhà lầu, xe hơi, sáng sáng cô đi làm bằng xe máy, mặc những bộ váy giản dị, dùng mỹ phẩm bình thường nhưng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi.

“Rau sạch”

Càng gần đến Tết Nguyên đán, cùng với tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài nên nhu cầu rau, củ, quả ở vùng "rừng xanh, núi đỏ” ngày càng tăng cao.

Anh vẫn hành quân

Cứ dịp tháng 12, khi về quê lại được nghe chú họ thổi sáo bài "Anh vẫn hành quân”(nhạc Huy Du, lời thơ Trần Hữu Thung). Chú không phải nghệ sĩ chuyên nghiệp, tuổi cũng không còn trẻ nhưng tiếng sáo rất khí thế như có hồn, bay bổng và vi vút đến không ngờ. Lúc mạnh mẽ trào dâng như đoàn quân băng băng về phía trước, lúc lại nhẹ nhàng, tha thướt, trữ tình như câu hát, tiếng sáo hay câu ca dao mộc mạc bay lượn trên những cánh đồng, vạt ngô xanh nơi đồng bãi quê nhà… "Anh vẫn hành quân/ Trên đường ra chiến dịch/ Mé đồi quê anh bước/ Trăng non ló đỉnh rừng/ Anh vẫn hành quân/ Lưng đèo qua bãi suối/ Súng ngang đầu anh gối/ Anh qua khắp tuyến đường…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục