"Lễ hội chọi trâu đã được công nhận là di sản văn hóa quốc gia, đã ăn sâu vào máu của người dân nên cần phải bảo tồn bằng mọi cách”, GS Lê cho biết.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa tổ chức tọa đàm với chủ đề quản lý và tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng). Theo đó, ý kiến phát biểu của các nhà khoa học, chính quyền và đại diện người dân Đồ Sơn đều đồng ý giữ nguyên lễ hội chọi trâu.

Phó Chủ tịch Hội đồng di sản quốc gia - GS.TSKH Vũ Minh Giang cho rằng, phủ nhận hay không thì chọi trâu Đồ Sơn vẫn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nó là đặc sản vùng miền, là "cái khác người” trong rất nhiều lễ hội hiện nay.

 

Hình ảnh trâu húc chủ tại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn ngày 1/7.

Chuyên gia di sản cho hay, nếu nghĩ đến việc tước bỏ lễ hội thì hãy trưng cầu ý kiến của người dân Đồ Sơn. Không thể vì một "tai nạn" hy hữu mà "ném đá hội đồng". 

"Nếu Bộ quyết dẹp lễ hội này thì trước hết hãy kỷ luật những người đề xuất và ký danh hiệu di sản văn hóa của chọi trâu Đồ Sơn”, GS Vũ Minh Giang nhấn mạnh.

Cùng quan điểm giữ lễ hội chọi trâu Đồ Sơn với GS Giang, nhiều nhà khoa học tại tọa đàm kiến nghị tiếp tục duy trì lễ hội, di sản truyền thống này.

GS.TS Lê Hồng Lý (nguyên Viện trưởng Nghiên cứu Văn hóa) nói, chủ trâu bị húc tử vong hồi đầu tháng 7 là sự cố. Tuy nhiên, nó giống như một "giọt nước tràn ly” nên bị dư luận phản ứng gay gắt.

Bàn về vấn đề này, Giáo sư Phan Huy Lê cho rằng, bằng mọi cách phải bảo tồn và giữ gìn lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.

"Lễ hội chọi trâu đã được công nhận là di sản văn hóa quốc gia, đã ăn sâu vào máu của người dân nên càng phải bảo tồn. Lễ hội này không chỉ là đặc sản của Đồ Sơn mà còn là nét riêng của văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Con trâu là đầu cơ nghiệp nên lễ hội chọi trâu càng quan trọng. Nó đã đi vào đời sống văn hóa Việt Nam mấy trăm năm nay”, GS Phan Huy Lê khẳng định.

Ông đặt ra vấn đề cốt lõi hiện nay đối với lễ hội chọi trâu Đồ Sơn chính là công tác tổ chức của chính quyền địa phương.

"Mấy năm nay tôi đã thấy lễ hội này bắt đầu có hiện tượng bóp méo, biến tướng. Trâu chọi bị lạm dụng hình ảnh để kinh doanh, trục lợi. Việc trâu chọi bị làm thịt rồi đem bán như một món hàng không nằm trong bản chất của lễ hội chọi trâu truyền thống maà đây là vấn nạn xuất hiện theo thời gian, khi công tác tổ chức không được kiểm soát tốt. Tất cả những hiện tượng tiêu cực xung quanh lễ hội chọi trâu cần phải nhanh chóng được ngăn chặn”, GS Lê bày tỏ.

Về quan điểm bỏ lễ hội chọi trâu hay tước danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với lễ hội này, GS Phan Huy Lê cho rằng, đó là động thái quyết liệt của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, điều này ít nhiều đã gây nên những hoang mang trong dư luận.

 

Chia sẻ tại buổi tọa đàm của Bộ VH-TT&DL, chủ tịch UBND quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng, ông Hoàng Xuân Minh cho biết khi có thông tin dừng lễ hội chọi trâu, nhiều người đã "ôm mặt khóc”. Thông qua cuộc trưng cầu ý kiến, tất cả người dân Đồ Sơn muốn lễ hội tiếp tục được tổ chức. Đại diện UBND quận Đồ Sơn khẳng định sẽ sửa đổi quy chế để đảm bảo an toàn.

Kết luận buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy cho biết: "Việc các nhà nghiên cứu đồng thuận cho rằng nên tiếp tục tổ chức lễ hội chọi trâu tại Đồ Sơn là tin vui, điều đáng mừng cho người dân Đồ Sơn nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung. Tuy nhiên,thời gian tới địa phương cần xem xét giải pháp đổi mới tổ chức lễ hội chọi trâu, như việc cần chỉnh quy mô lễ hội theo hướng thu gọn lại”./.

Theo VOV.VN

Các tin khác

Lễ mừng thọ của người Tày thể hiện chữ hiếu của con cháu đối với các bậc sinh thành.
Thầy mo làm lễ.
Vui ném còn trong lễ hội truyền thống.
Lễ hội Chá Chiêng.

Lễ hội cầu phúc Đình Cổi ở vùng đất Mường Vang

(HBĐT) - Vượt qua những đoạn đường gập ghềnh, quanh co, chúng tôi tới vùng đất Mường Vang, huyện Lạc Sơn, vào những ngày đầu xuân Quý tỵ để được hòa mình vào lễ hội Đình Cổi - nét văn hóa truyền thống của người Mường xưa.

Lễ hội xên bản, xên mường của người Thái ở Mai Châu (Hòa Bình)

(HBĐT) - Đây là lễ hội phổ biến của người Thái ở Mai Châu, cụ thể ở đây là lễ hội của người Thái vùng Mai Thượng, Mai Châu. Lễ xên bản, xên mường chính là lễ cúng bản, cúng mường, thờ cúng thành hoàng bản mường, những người lập nên bản người Thái từ buổi đầu thiên di từ Mường Hước Khà về đây lập nghiệp.

Cơm Đe Mường Rậm

(HBĐT) - Hàng năm vào dịp trước Tết Nguyên đán, bà con Mường Rậm, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) tổ chức lễ cúng cơm Đe.

Mai Châu, xứ sở của những điệu xòe

(HBĐT) - Múa xòe là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phát triển mạnh trong các lễ hội của người Thái Mai Châu. Ngoài những đặc điểm chung thì xòe Mai Châu có những nét độc đáo, mang đậm bản sắc riêng của những điệu xòe duyên dáng, chắc khỏe.

Độc đáo tiếng khèn bè của đồng bào người Thái ở Hòa Bình

(HBĐT) - Là một trong bảy dân tộc sinh sống trên mảnh đất Hòa Bình, người Thái ở huyện vùng cao Mai Châu có những nét văn hóa đặc sắc. Trong số đó, khèn bè là một loại nhạc cụ độc đáo không thể thiếu trong những dịp cưới hỏi, lễ, Tết hay ngày hội đón Xuân... của đồng bào Thái.

Tết sớm của người Dao ở Hòa Bình

(HBĐT) - Với người Dao ở bản Ngọc Lâm, xã Cao Răm (Lương Sơn, Hòa Bình), Tết bắt đầu từ 20 tháng chạp. Các nhà sẽ lần lượt tổ chức ăn uống và mời người thân, họ hàng đến chung vui.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục