Lễ hội Chá Chiêng.
Cả hoa lá, núi rừng, cả đời sống sinh hoạt của người Thái, thiên nhiên bên trong và bên ngoài của người Thái cùng hòa hợp, tạo nên không khí vui tươi của lễ hội, làm cho con người gắn bó với nhau hơn bằng tình cảm, con người càng yêu thêm thiên nhiên, làng bản và những sản vật do mình làm ra.
Trong lễ Mùn Luông diễn xướng phần Kếp boóc (nhặt hoa). Ông thầy mo tay cầm quạt, đi quanh cây chá, cầm từng cành hoa của từng đứa con nuôi hát đoán về số phận tương lai của họ, nhắc nhở về cách cư xử, khuyên răn đạo đức, ca ngợi cuộc sống yêu thương, tình nghĩa. Có thể coi đây là những bài học, những buổi lên lớp thấm thía đối với tất cả mọi người ở thời kỳ không có trường học chính quy.
Với lễ hội Chá Chiêng, điều đầu tiên là tình cảm, ân nghĩa, tình cảm uống nước nhớ nguồn được bồi đắp. Nhân dân lao động được tự do bày tỏ khả năng sáng tạo trong sản xuất và hoạt động nghệ thuật; trai gái được bày tỏ tự do yêu đương, cả bản cùng hưởng thụ thành quả lao động, thành quả văn hóa, được đắm say trong những bài mo suốt ngày đêm kể về trời đất, kể về sinh hoạt cộng đồng và các sự tích...
Hẳn nhiên, lễ hội Chá Chiêng cũng có yếu tố mê tín, bắt buộc cống nộp đôi khi nặng nề. Bằng mắt nhìn cực đoan, thổi phồng cái tiêu cực hoặc không thấy được ý nghĩa văn hóa sâu sắc trong lễ hội này cũng như nhiều lễ hội truyền thống khác mà các lễ hội dần mai một vì thời gian, cả vì những mệnh lệnh hành chính. Phần lễ bị tước bỏ, cấm đoán nhiều lại chính là phần mang đậm bản sắc truyền thống và các tác phẩm văn học dân gian có giá trị.
Lễ hội Chá Chiêng của đồng bào Thái tỉnh Hoà Bình mang ý nghĩa cộng đồng đã tạo được không khí náo nức và phấn chấn cho mọi người trong bản, trong mường. Ngày nay, với sự tiến bộ về y học nên việc chữa trị bệnh của ông Mùn không còn tồn tại nữa mà nó chỉ còn là di sản văn hoá tâm linh, còn những nhịp điệu của lễ hội Chá Chiêng cũng đã dần trở thành nét đặc trưng trong vũ điệu dân gian của đồng bào Thái nói chung và của đồng bào Thái Mai Châu (tỉnh Hoà Bình) nói riêng.
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Là một trong bảy dân tộc sinh sống trên mảnh đất Hòa Bình, người Thái ở huyện vùng cao Mai Châu có những nét văn hóa đặc sắc. Trong số đó, khèn bè là một loại nhạc cụ độc đáo không thể thiếu trong những dịp cưới hỏi, lễ, Tết hay ngày hội đón Xuân... của đồng bào Thái.
(HBĐT) - Với người Dao ở bản Ngọc Lâm, xã Cao Răm (Lương Sơn, Hòa Bình), Tết bắt đầu từ 20 tháng chạp. Các nhà sẽ lần lượt tổ chức ăn uống và mời người thân, họ hàng đến chung vui.
(HBĐT) - Hoà Bình là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó điển hình là các dân tộc Mường, Thái, Mông Đen. Đây là những tộc người có quá trình cộng cư lâu đời ở các huyện Tân Lạc, Mai Châu của tỉnh Hoà Bình, đã bảo lưu được những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá dân tộc Việt Nam.
(HBĐT) - Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Hoà Bình là một tỉnh miền núi có nền "Văn hoá Hoà Bình" nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ, là vùng sử thi huyền thoại “Đẻ đất đẻ nước”, là miền đất âm vang tiếng cồng, tiếng chiêng, vùng của những lễ hội giầu bản sắc dân tộc Tây Bắc, của kho tàng phong phú về văn nghệ dân gian các dân tộc: Mường, Dao Thái, Mông... Là quê hương của những làn điệu dân ca "ngọt như mật ong, trong như dòng suối"; những trường ca, truyện thơ đậm nét văn hóa dân tộc và chất nhân văn tinh tế… Mời bạn đến với mảnh đất Hoà Bình để cùng khám phá và cảm nhận vẻ đẹp của một miền văn hoá giàu bản sắc.
(HBĐT) - Lễ hội đánh cá suối tháng 3 là lễ hội truyền thống lâu đời của nhân dân xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Hòa Bình là vùng đất nổi tiếng với nhiều lễ hội dân gian mang bản sắc dân tộc. Người Mường có các lễ hội nông nghiệp như: hội xuống đồng, hội cầu mưa, hội đi săn, hội đánh cá, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới, lễ nạ mạ, lễ cầu mát, lễ nhóm lửa, lễ hội chùa kè… lễ hội ở các vùng Mường không mang rõ tính chất hội mà chủ yếu hướng vào lễ nghi.