Sinh ra và lớn lên ở xã Hiền Lương (Đà Bắc), tháng 5/1971, ông Lực tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. ông và đồng đội đã đóng góp công sức giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Sau gần 6 năm trong quân ngũ, người chiến sĩ Đinh Công Lực luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm 1976, ông phục viên với thương tích nhẹ (thương binh hạng 3/4), ông Lực hăng hái cùng bạn bè về vùng đất Trường Sơn (Lương Sơn) khai hoang, lập nghiệp. Sau 1 năm ở Trường Sơn, ông quyết tâm lập nghiệp ở vùng đất này và lập gia đình để ổn định cuộc sống.
CCB Đinh Công Lực, ở xóm Suối Bu, xã Trường Sơn (Lương Sơn) chăm sóc đàn của gia đình.
Hai vợ chồng lập nghiệp với hai bàn tay trắng, không việc làm, không vốn và biết bao khó khăn. Các con ra đời, hai vợ chồng ông chật vật kiếm từng bữa nuôi con. Trăn trở bao năm tìm hướng phát triển kinh tế gia đình, cho đến khi các con biết đỡ đần bố mẹ, vợ chồng ông Lực quyết tâm phát triển chăn nuôi và trồng rừng.
ông Lực cho biết: "Sau khi được tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi gia súc, gia cầm, được học hỏi mô hình phát triển kinh tế của các hội viên CCB, tôi thấy gia đình mình có đất rộng (9 ha đất đồi, rừng) phù hợp với phát triển kinh tế trang trại. Tôi cùng các thành viên trong gia đình trồng luồng, bương, keo, ứ kết hợp chăn nuôi gứ, trâu. Tuy nhiên, trồng luồng, bương không hiệu quả nên gia đình chuyển sang trồng keo nguyên liệu. Đối với chăn nuôi, gia đình vay 15 triệu đồng của Ngân hàng CSXH để mua một cặp trâu mẹ con. Do được chăm sóc cẩn thận, đúng kỹ thuật, không thả rông, làm chuồng trại cẩn thận nên đàn trâu của gia đình tôi phát triển tốt. Đến nay, tổng đàn có 14 con. Để chăn nuôi thành công phải vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi tốt và phải theo dõi thường xuyên để đề phòng dịch bệnh cho vật nuôi”.
Hiện nay, đàn trâu của gia đình ông đã đem lại nguồn vốn vài trăm triệu đồng, cộng với nguồn vốn năm 2016 ông bán keo nguyên liệu được 250 triệu đồng và luồng 50 triệu đồng, gia đình ông có nguồn vốn ổn định để tiếp tục đầu tư mở rộng chăn nuôi, làm nhà mới.
Nhận xét về CCB Đinh Công Lực, ông Bùi Văn Sĩ, Chủ tịch Hội CCB xã Trường Sơn cho biết: Không chỉ là tấm gương điển hình phát triển kinh tế, ông Lực còn là hội viên năng động, tích cực trong công tác Hội. ông luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giúp hội viên, nhân dân địa phương vươn lên làm giàu.
Với nghị lực của người lính, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi, CCB Đinh Công Lực đã trở thành triệu phú. ông xứng đáng là người lính Cụ Hồ, tấm gương CCB làm kinh tế giỏi để mọi người học tập, làm theo.
(HBĐT) - Tiếp xúc với trung tá Đinh Văn Thới (ảnh) – Điều tra viên cao cấp, Phó Trưởng phòng an ninh điều tra, Công an tỉnh, chúng tôi thấy anh khá kiệm lời, hiếm khi anh bày tỏ cảm xúc của mình. Có lẽ nghiệp điều tra đã định hình tính cách của anh, một con người thận trọng, sâu sắc, chín chắn trong suy nghĩ lẫn hành động. Là người con Yên Bái, trung tá Đinh Văn Thới chọn mảnh đất Hòa Bình để lập nghiệp và nuôi dưỡng hành trình mang cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân.
(HBĐT) - Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, việc áp dụng tiến bộ KHCN, ứng dụng CN-TT vào sản xuất, trao đổi hàng hóa và quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, nông thôn là cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian nhất trong việc tiếp cận thị trường. Đó là cách quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam Cao Phong mà anh Bùi Văn Xuân, xóm Trang Giữa 2, xã Tân Phong (Cao Phong) đã và đang thực hiện. Vượt qua hàng nghìn thí sinh trên cả nước, Bùi Văn Xuân đã vinh dự giành giải nhất cuộc thi “Nông dân với CNTT” do T.ư Hội Nông dân Việt Nam tổ chức vào tháng 10/2016 tại Hà Nội.
(HBĐT) - “Sinh ra ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng đã nuôi dưỡng cho thanh niên Nật Sơn (Kim Bôi) chúng tôi ý chí kiên cường. Tuy đã trải qua rất nhiều khó khăn, thất bại nhưng chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng nghỉ. Cho đến nay, mô hình kinh tế mà tôi đang theo đuổi bước đầu đã đi vào hoạt động ổn định và cho những mùa trái ngọt…”. Đó là chia sẻ của Bùi Văn Tĩnh ở xóm Rộc, xã Nật Sơn, điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi tại huyện Kim Bôi, hạt nhân tiêu biểu của CLB thanh niên phát triển kinh tế tỉnh trong lần đón đoàn công tác của T.ư Đoàn về thăm.
(HBĐT) - Bằng sự nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, thực hiện tốt các chương trình, phong trào của tổ chức Hội Phụ nữ, chị Vũ Thị Hương, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Kỳ Sơn là điển hình học tập, làm theo lời Bác Hồ của huyện Kỳ Sơn, vinh dự là đại biểu đại diện hơn 6.000 hội viên Hội phụ nữ toàn huyện tham dự Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017- 2022.
(HBĐT) - Măng tây xanh là loại cây trồng có nguồn gốc từ Mỹ. Đây là loại rau xanh chứa nhiều dưỡng chất, có lợi cho sức khỏe, được thị trường ưa chuộng. Từ những ưu điểm của cây măng tây xanh, nhiều hộ nông dân lựa chọn cây trồng này để phát triển kinh tế. Cùng cán bộ Hội Nông dân huyện Lương Sơn, chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây măng tây của gia đình anh Nguyễn Trọng Miên, chị Nguyễn Thị Hậu tại xóm Hợp Thung - xã Long Sơn. Đây là một trong những hộ đầu tiên của huyện Lương Sơn trồng giống cây này.
(HBĐT) - Anh Bùi Văn Miền ở xã Quy Mỹ (Tân Lạc) sinh ra trong gia đình nghèo, bố mất sớm. Vì hoàn cảnh khó khăn nên anh không có điều kiện để học đến THPT. Tuy nhiên, bằng nghị lực, ý chí vượt khó vươn lên, anh đã gây dựng được cuộc sống ổn định, trở thành điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế ở xã.