(HBĐT) - Trong điều kiện vật tư, trang thiết bị y tế dành cho các các y, bác sỹ, điều dưỡng trực tiếp làm công tác sàng lọc, khám chữa bệnh còn thiếu, chị Vũ Thị Hoa điều dưỡng trưởng Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã sáng chế tự làm mũ bảo hộ ngăn giọt bắn từ những nguyên vật liệu sẵn có, dễ làm, phục vụ tốt cho công tác điều trị, chăm sóc người bệnh.


Chị Vũ Thị Hoa (ngồi giữa) cùng các y, bác sỹ Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) làm mũ bảo hộ chống giọt bắn để tự trang bị, bảo vệ khi thăm khám cho người bệnh. 

Bác sỹ chuyên khoa I Chu Thị Huyền, phụ trách Khoa Khám bệnh chia sẻ: Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiện vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trang thiết bị y tế cho y, bác sỹ, điều dưỡng, những người trực tiếp tiếp xúc với người đến khám bệnh thiếu thốn. Bệnh viện hiện có 700, cán bộ, công nhân viên (CBCNV) nhưng mới được cấp 100 mũ bảo hộ ngăn giọt bắn. Nếu chờ được cấp phát thì rất lâu mới đến lượt. Hơn nữa, do số lượng được cấp phát mũ ít, nếu được cấp cũng không thể đủ để trang bị cho tất cả các y, bác sỹ, điều dưỡng của Khoa.

Trước thực tế đó, để có đủ trang thiết bị bảo hộ cần thiết cho cán bộ của Khoa yên tâm công tác, nâng cao hiệu quả phòng ngừa dịch bệnh, chị Vũ Thị Hoa đã tìm hiểu, mày mò, nghiên cứu chế tạo ra chiếc mũ bảo hộ ngăn giọt bắn từ những nguyên liệu sẵn có, giúp các y, bác sỹ yên tâm hơn trong quá trình thăm khám cho người bệnh. Chị cho biết: Nguyên liệu để chế thành chiếc mũ bảo hộ ngăn giọt bắn được làm từ bìa nilon mềm dẻo, mút xốp, băng dính và dây chun co giãn. Cách làm cũng đơn giản. Thời gian để làm và hoàn thành 1 chiếc chỉ mất khoảng 10 phút. Về tác dụng bảo vệ, ngăn giọt bắn hoàn toàn không thua kém những chiếc mũ bệnh viện phải mua với giá khoảng 100 nghìn đồng/chiếc...

Điều dưỡng Bùi Thị Chinh, Khoa Khám bệnh chia sẻ: Quá trình sử dụng chiếc mũ bảo hộ ngăn giọt bắn do chị Hoa làm tôi thấy nó không khác gì chiếc mũ "xịn”. Rất thoải mái, dễ chịu. Chúng tôi có mũ tự chế này rồi thì những chiếc mũ bệnh viện mua về sẽ để dành cho các y, bác sỹ làm việc ở những bộ phận có nhiều nguy cơ hơn.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Thúy ở bộ phận khám sàng lọc người ra vào ngay tại cổng bệnh viện cho biết thêm: Chiếc mũ bảo hộ bệnh viện cấp do có vành bằng nhựa cứng nên khi đeo thường gây ra những vết lằn. Đeo lâu thì bị đau ở những điểm tiếp xúc như trán hay vành tai. Còn chiếc mũ bảo hộ do chị Hoa làm không có vành cứng, được lót bằng xốp mềm nên chúng tôi có thể sử dụng liên tục cả ngày vẫn thấy thoải mái, không bị đau, lằn. Hơn nữa khi sử dụng rất thoáng khí, không bị đọng hơi nước làm mờ. Điều đó rất quan trọng, nhất là khi chúng tôi phải làm việc liên tục, tiếp xúc trực tiếp với hàng trăm người ra, vào bệnh viện.

Chung quan điểm với các y, bác sỹ, điều dưỡng đã, đang sử dụng chiếc mũ bảo hộ do chị Hoa làm ra, bác sỹ Phạm Trung Thủy, Khoa Răng hàm mặt (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) nhấn mạnh: Ngoài khẩu trang, có thêm chiếc mũ bảo hộ này, chúng tôi rất yên tâm. Nhất là đối với y, bác sỹ trực tiếp thăm khám, tiếp xúc với dịch tiết từ miệng, hệ thống hô hấp của người bệnh.

Đồng chí Bùi Thị Hằng, Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Đây là một cách làm hay, sáng tạo trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp. Tuy là sáng kiến nhỏ nhưng nó có ý nghĩa lớn, góp phần giúp bệnh viện chủ động giải quyết khó khăn, thiếu thốn về vật tư, trang thiết bị bảo hộ một cách kịp thời, đảm bảo an toàn cho CBCNV, y, bác sỹ trong quá trình tiếp xúc, khám, điều trị cho bệnh nhân. Hiện nay, Ban Giám đốc Bệnh viện đã chỉ đạo bộ phận Công đoàn, Đoàn Thanh niên, CBCNV các khoa, phòng tiếp tục nhân rộng, triển khai việc làm mũ bảo hộ ngăn giọt bắn theo cách làm như ở Khoa Khám bệnh.

Cũng theo đồng chí Bùi Thu Hằng, hiện, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, các khoa, phòng của bệnh viện đã đăng ký huy động nhân lực, trong những ngày tới sẽ làm khoảng 1.000 chiếc mũ bảo hộ chống giọt bắn để trang bị cho mỗi cán bộ, y, bác sỹ, điều dưỡng làm công tác khám, chữa bệnh, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mỗi người 2 chiếc. Trên mỗi chiếc mũ sẽ có dán logo của bệnh viện với khẩu hiệu "Chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19" như là một quyết tâm phòng ngừa, kịp thời phát hiện, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan tại bệnh viện.   



 Mạnh Hùng

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục