(HBĐT) - Là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc, lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, tuy nhiên, bằng tinh thần vượt khó, sự đoàn kết, sẻ chia của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, Đồng Chum đang có những bước tiến vững chắc trên con đường xây dựng cuộc sống mới.



Phát huy thế mạnh của địa phương, gia đình ông Lường Văn Sương, xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum (Đà Bắc) đầu tư trang trại nuôi bò thịt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện Nghị quyết (NQ) Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đồng Chum đạt được kết quả khá toàn diện với 18/21 chỉ tiêu đạt, một số chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Kết quả này bắt nguồn từ việc đổi mới trong công tác lãnh đạo, điều hành của Đảng ủy, HĐND, UBND xã. Trong nhiệm kỳ qua, ngoài việc ban hành các NQ về công tác xây dựng Đảng, phát triển KT - XH, QP - AN, Đảng ủy đã ban hành 3 NQ chuyên đề, phù hợp với thực tiễn, nhận được sự đồng thuận cao của Nhân dân. Đó là NQ về nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân không lấn chiếm hành lang giao thông, hành lang kênh mương; về dòng họ tự quản và đặc biệt là NQ về cấm sử dụng thuốc trừ cỏ trong sản xuất nông nghiệp.

Đồng chí Xa Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Trước đây, Đồng Chum có diện tích trồng ngô trên 400 ha. Các hộ sử dụng thuốc trừ cỏ tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe người dân. Do vậy, Đảng ủy xã có NQ chuyên đề về vấn đề này. Việc không sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất đã được đưa vào quy ước, hương ước của từng xóm và mỗi dòng họ; là một trong những tiêu chí để bình xét gia đình văn hóa. Chủ trương này được bà con hết sức ủng hộ. Để đảm bảo năng suất cây trồng, xã tuyên truyền người dân ứng dụng tiến bộ KHKT vào canh tác, đưa máy móc vào ruộng, nương. Xã phối hợp tổ chức nhiều lớp chuyển giao KHKT, lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, giúp bà con đổi mới tư duy, cách làm. Nhiều diện tích trồng ngô đã được các hộ chuyển sang trồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc và trồng rừng.

Hiện, 6/6 xóm của xã có mô hình "Dân vận khéo", hoạt động hiệu quả. Các mô hình đã tuyên truyền, vận động người dân tham gia phong trào xóa đói, giảm nghèo; tích cực góp sức xây dựng NTM; xây dựng tổ tự quản, nhóm hộ, dòng họ tự quản về ANTT. Ngoài ra, xã thành lập các nhóm sở thích về chăn nuôi; các tổ hội như: hội đồng niên, hội đồng ngũ, hội cán bộ hưu trí để giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Điển hình những việc làm nghĩa tình ở xã phải kể đến cán bộ, công chức xóm Cọ Phụng mỗi quý tự nguyện đóng góp 100.000 đồng giúp đỡ hộ khó khăn; xóm Nà Lốc vận động mỗi hộ góp 50.000 đồng để hỗ trợ gia đình có việc hiếu. Tập thể BCH Đảng bộ xã mỗi tháng góp 20.000 đồng/đồng chí để giúp đỡ gia đình có nguy cơ đứt bữa. MTTQ xã phối hợp các đoàn thể vận động hội viên quyên góp xây dựng nhà tình nghĩa tặng hộ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...

Từ những hoạt động ý nghĩa này đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, khuyến khích người dân vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Sự đoàn kết, chung sức của cán bộ, Nhân dân cũng được phát huy mạnh mẽ trong phong trào "Đồng Chum chung tay xây dựng NTM". Nhiều gia đình tự nguyện hiến đất, hiến tài sản trên đất, góp ngày công, vật liệu giúp xã xây dựng các công trình, nhất là về giao thông, thủy lợi, trường học, nước sinh hoạt.

Trong lĩnh vực kinh tế, xã quy hoạch các vùng sản xuất, xác định được tiềm năng, thế mạnh về lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản để tuyên truyền, định hướng cho các xóm. Trên địa bàn đã có những mô hình khá hiệu quả về trồng rừng, trồng chanh leo, nuôi lợn bản địa, chăn nuôi đại gia súc, dê núi...

Từ sự lãnh đạo, định hướng phù hợp của cấp ủy, chính quyền, sự năng động, cần cù của người dân đã giúp kinh tế xã Đồng Chum có chuyển biến tích cực. Trong 5 năm, tổng giá trị sản xuất của xã đạt 77,5 tỷ đồng, tăng 7,7 tỷ đồng so với NQ đại hội; sản lượng lương thực có hạt khoảng 5.825 tấn, đạt 173% chỉ tiêu đề ra; thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng/năm, tăng 1 triệu đồng so với NQ đề ra và tăng 7 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 57,1% xuống còn 29,93%. Hiện, xã đạt 12/19 tiêu chí NTM.

Thu Hiền

Các tin khác


1.581 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua rà soát, tỉnh có 1.126 hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tại chỗ, xen ghép và 455 hộ cần bố trí ổn định dân cư tập trung.

Xã Chí Đạo phát triển các mô hình sản xuất để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Cách đây hơn 6 năm, anh Bùi Văn Chiến, hộ cận nghèo xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội phát triển chăn nuôi trâu theo hướng vỗ béo. Cùng với sự nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, anh mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng và mặt hàng gas tiêu dùng tại nhà.

Xã Tử Nê quan tâm cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Nhờ được phân bổ các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển KT-XH, đời sống người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) xã Tử Nê, huyện Tân Lạc nói riêng đã có nhiều đổi thay.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc

(HBĐT) - Hiện nay, các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng dân tộc đã phát huy hiệu quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm (2021 – 2023) và đánh giá kết quả 9 tháng năm 2023 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh chủ trì hội nghị.

Huyện Lạc Thủy chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của ĐBDTTS được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục