(HBĐT) - Quyết Chiến là xã vùng cao huyện Tân Lạc, cách trung tâm huyện 17 km về phía Tây Bắc. Xã có tổng diện tích tự nhiên trên 2.000 ha; địa hình tương đối phức tạp với những dãy núi đá cao và bị chia cắt mạnh. Dải thung lũng dài, hẹp nằm ở giữa với những cánh đồng nhỏ là nơi tập trung đất sản xuất nông nghiệp của xã (chiếm khoảng 11,4% tổng diện tích tự nhiên). Những dãy núi cao chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của xã (trên 83,28% tổng diện tích tự nhiên), chủ yếu là đất lâm nghiệp có rừng và một phần ít núi đá không có rừng.


Hộ dân ở xóm Biệng, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) chuyển đổi diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Xã có tuyến đường tỉnh 440 đi qua và đường huyện có điểm đầu nối từ đường tỉnh 440 đến huyện Lạc Sơn. Đây là lợi thế lớn cho việc giao thương hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm của người dân trong xã với các xã lân cận, cũng như các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển ở trong và ngoài tỉnh. Hiện, xã Quyết Chiến có 366 hộ với 1.730 nhân khẩu sinh sống ở 5 xóm, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Thời gian qua, xã Quyết Chiến chú trọng triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó tập trung thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giúp bà con tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển kinh tế. Anh Bùi Văn Hoàng, xóm Biệng chia sẻ: Khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, gia đình tôi mạnh dạn chuyển đổi diện tích lúa một vụ sang trồng su su lấy ngọn. Thời gian gần đây, gia đình tôi đã chuyển đổi 2.500 m2 đất trồng su su sang trồng củ cải trắng Hàn Quốc. Loại cây trồng mới này đem lại kết quả bước đầu khá lạc quan, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, từ đó có nguồn thu nhập ổn định.

Không chỉ gia đình anh Hoàng mà nhiều hộ ở xã Quyết Chiến đã chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng rau cung cấp cho thị trường Hà Nội và các thành phố lớn. Cũng từ trồng rau, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 36,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 18,3%. Hộ đạt gia đình văn hóa có 322/366 hộ, chiếm 87,16%. Xã có 5/5 xóm được công nhận làng văn hóa.

Đồng chí Đinh Công Khoa, Chủ tịch UBND xã Quyết Chiến cho biết: Trên địa bàn xã đang triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Chương trình được triển khai bao trùm trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, có tác động rất lớn thúc đẩy phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Sau hơn 2 năm thực hiện, chương trình đã tạo được niềm tin, sự ủng hộ trong đồng bào dân tộc thiểu số, sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể. Việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã từng bước khai thác được tiềm năng, lợi thế của địa phương, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là góp phần đắc lực nâng cao đời sống của người dân; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cũng nhờ đó được giữ vững và ổn định.


Việt Lâm


Các tin khác


1.581 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua rà soát, tỉnh có 1.126 hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tại chỗ, xen ghép và 455 hộ cần bố trí ổn định dân cư tập trung.

Xã Chí Đạo phát triển các mô hình sản xuất để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Cách đây hơn 6 năm, anh Bùi Văn Chiến, hộ cận nghèo xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội phát triển chăn nuôi trâu theo hướng vỗ béo. Cùng với sự nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, anh mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng và mặt hàng gas tiêu dùng tại nhà.

Xã Tử Nê quan tâm cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Nhờ được phân bổ các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển KT-XH, đời sống người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) xã Tử Nê, huyện Tân Lạc nói riêng đã có nhiều đổi thay.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc

(HBĐT) - Hiện nay, các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng dân tộc đã phát huy hiệu quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm (2021 – 2023) và đánh giá kết quả 9 tháng năm 2023 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh chủ trì hội nghị.

Huyện Lạc Thủy chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của ĐBDTTS được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục