Là xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thủy, đồng bào dân tộc Mường chiếm hơn 99%, những năm qua, xã Lạc Sỹ tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ, tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc, nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống người dân.


Hạ tầng giao thông tại xã Lạc Sỹ, huyện Yên Thủy được đầu tư nâng cấp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trở lại Lạc Sỹ những ngày trung tuần tháng 6/2024, chúng tôi thấy sự đổi thay rõ rệt. Tuyến đường từ trung tâm huyện qua xã Lạc Lương đến Lạc Sỹ dễ đi hơn trước nhiều. Dọc tuyến đường là màu xanh của rừng sản xuất, khu dân cư, công trình công cộng từng bước được đầu tư tạo nên diện mạo mới. Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển; chăn nuôi, dịch vụ nhỏ tạo thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Đồng chí Bùi Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Sỹ cho biết: Là xã đặc biệt khó khăn, Lạc Sỹ nhận được sự quan tâm của tỉnh, huyện. Xã lồng ghép các nguồn lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, văn minh hơn; hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng, nâng cấp; hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố; thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện, nâng cao.

Đến nay, chất lượng cán bộ, công chức của xã cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nhiều nguồn lực đầu tư đã giúp Lạc Sỹ cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng. 7 km đường liên xã được nhựa hóa và bê tông hóa, 53,6% đường nội thôn được cứng hóa. Công trình thủy lợi chủ động tưới tiêu cho 75/88 ha cạnh tác, đạt 85,2%. 100% hộ được sử dụng điện thường xuyên. Trường mầm non xã đạt chuẩn quốc gia, Trường phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS phấn đấu đạt chuẩn quốc gia vào năm 2024.  Trên địa bàn không còn nhà tạm, dột nát; 78,1% hộ có nhà ở đạt chuẩn (424/546 nhà)...

Việc thực hiện các chính sách dân tộc dân tộc đã thúc đẩy sản xuất tại địa phương. Xã có 1 sản phẩm OCOP là mật ong Lạc Sỹ. Năm 2023, xã được hỗ trợ mô hình nuôi ong lấy mật với 60 hộ tham gia. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (chương trình) đã hỗ trợ 400 đàn ong, nâng tổng số đàn ong trên địa bàn xã lên khoảng 1.400 đàn. Ngoài ra, sản phẩm lợn bản địa đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận thương hiệu "lợn bản địa xã Lạc Sỹ”. Chương trình đã hỗ trợ xã 1 mô hình nuôi lợn bản địa sinh sản và 1 mô hình nuôi lợn bản địa thương phẩm, giúp nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao mức sống.

Hiện nay, xã Lạc Sỹ đạt chuẩn về an ninh trật tự, không có khiếu kiện đông người kéo dài, không xảy ra trọng án, không có điểm nóng về tai tệ nạn xã hội. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người đạt 38,7 triệu đồng; phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 45 triệu đồng.

Mặc dù vậy, Lạc Sỹ là xã khó khăn nhất của huyện, giao thông không thuận tiện. Xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trồng rừng; diện tích đất trồng trọt ít, bà con thu nhập chưa ổn định. Tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao, thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với mức bình quân chung của huyện.

Đồng chí Bùi Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Sỹ cho biết: Để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2024, cấp ủy, chính quyền xã đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về chương trình xây dựng nông thôn mới. Tranh thủ các nguồn lực đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đẩy mạnh phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Vận động nhân dân tích cực trồng đường hoa, cây xanh, thắp sáng dọc các tuyến đường giao thông, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc để tiếp tục phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.

L.C


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách hỗ trợ học sinh vùng dân tộc thiểu số

Trên cơ sở các quyết định được UBND huyện phê duyệt, các ngành chức năng và các trường học trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã phối hợp triển khai chính sách hỗ trợ dành cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng trong danh sách.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Lạc Thuỷ lần thứ IV, năm 2024

Ngày 13/6, huyện Lạc Thuỷ tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV, năm 2024. 150 đại biểu đại diện cho hơn 25.000 đồng bào DTTS trên địa bàn huyện dự đại hội.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Lạc Sơn lần thứ IV – năm 2024

Trong 2 ngày 11 - 12/6, huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV – năm 2024. Các đồng chí: Bùi Tiến Lực, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh... dự, chúc mừng đại hội.

Nghề thủ công mỹ nghệ giúp phụ nữ dân tộc thiểu số xã Phong Phú thoát nghèo

Cây cỏ tranh có ở khắp các vùng cao tỉnh Hoà Bình từ lâu. Cỏ tranh thường được đồng bào dân tộc Mường sử dụng để lợp nhà, làm thức ăn cho gia súc hoặc phơi khô để ủ ấm cho vật nuôi những ngày giá lạnh. Mấy năm trở lại đây, với đôi tay khéo léo, nhiều chị em người dân tộc thiểu số ở xã Phong Phú (Tân Lạc) đã biến loại cây này thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo để xuất khẩu. Từ đó, cải thiện sinh kế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Huyện Tân Lạc: Gỡ khó giải ngân vốn chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc

Trong nỗ lực thực hiện có hiệu quả công tác giải ngân vốn đầu tư từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), ngày 12/3/2024, UBND huyện Tân Lạc đã gửi Công văn số 304/UBND-VX về kết quả thực hiện nhiệm vụ chi đối với dự án, nội dung sử dụng nguồn vốn sự nghiệp năm 2022 - 2023 và danh mục công trình chuẩn bị đầu tư năm 2024 thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn huyện gửi Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Tại công văn trên, UBND huyện đề nghị điều chỉnh một số dự án không còn nhu cầu sang các nội dung khác theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội.

Tiếp sức cho nông dân các dân tộc thiểu số huyện Mai Châu

Những năm qua, với nhiều giải pháp hiệu quả, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mai châu đã lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo hội viên nông dân (HVND) tham gia, nhất là nông dân dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động và xây dựng nông thôn mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục