Huyện Đà Bắc có 5 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 90%, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 14%. Những năm qua, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao được chú trọng, là tiền đề để đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện vùng cao này.



Người dân xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) truyền dạy cho con cháu nghề vẽ sáp ong, dệt thổ cẩm. 


Bà con người Dao tại xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) lưu giữ nếp nhà truyền thống. 

Trên địa bàn huyện Đà Bắc, bà con dân tộc Dao sinh sống tập trung ở một số xã như: Toàn Sơn, Cao Sơn, Vầy Nưa, Tú Lý. Những năm qua, với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, đời sống của bà con dân tộc Dao đã thay đổi rõ rệt. Có dịp về xóm Lau Bai, nơi sinh sống của hơn 30 hộ dân người Dao tại xã Vầy Nưa mới thấy rõ sự thay da, đổi thịt ở bản làng này. Gần 7 năm trước, bản Dao lao đao vì thiên tai khi cả xóm đứng trước nguy cơ sạt lở cao nên buộc di rời khẩn cấp đến nơi ở mới. Đi qua năm tháng khó khăn nhất, đến nay đời sống của người dân ở xóm Lau Bai đã ổn định với đường giao thông được cứng hoá, lưới điện quốc gia kéo đến tận các hộ dân.

Bí thư Chi bộ xóm Lau Bai Lý Quang Hoàng cho biết: Hiện nay, xóm phát triển nghề trồng rừng, nuôi cá lồng nên kinh tế của bà con đã ổn định hơn . Với vị trí tiếp giáp khu vực lòng hồ Hoà Bình, Lau Bai hướng tới phát triển du lịch. Trong xóm đã có hộ phát triển nuôi cá lồng kết hợp làm nhà thuyền để đón khách tham quan. Dù cuộc sống đã ổn định, hầu hết các gia đình đều làm nhà xây kiên cố nhưng xóm luôn quyết tâm giữ gìn và phát huy những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán lâu đời. Điều này thể hiện qua cách bố trí bàn thờ tổ tiên trong mỗi căn nhà, mặc trang phục truyền thống trong những ngày trọng đại. Bên cạnh đó là việc tổ chức lễ cấp sắc, gìn giữ nghề nhuộm vải và dệt thổ cẩm, hát páo dung.

Nếu như Lau Bai đang hướng tới phát triển du lịch thì từ lâu xóm Sưng, xã Cao Sơn – nơi sinh sống của trên 70 hộ dân dân tộc Dao đã trở thành điểm sáng trong phát triển du lịch cộng đồng của huyện Đà Bắc. Việc còn lưu giữ được những phong tục, tập quán và bản sắc văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc đã tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, cuốn hút du khách. Ông Lý Văn Nghĩa, Trưởng xóm Sưng cho biết: Năm 2017, với sự giúp đỡ của tổ chức AOP, người dân trong xóm bắt tay làm du lịch cộng đồng. Lợi thế của xóm là cảnh sắc hoang sơ và những nét văn hoá đặc sắc vẫn còn lưu giữ. Kể từ khi du lịch phát triển, đời sống, thu nhập của người dân được cải thiện rõ rệt. Để thu hút du khách, xóm tiếp tục khôi phục những nét văn hoá truyền thống của dân tộc.

Nhuộm chàm, vẽ sáp ong, dệt thổ cẩm là những nghề truyền thống của bà con người Dao ở xóm Sưng đã được khôi phục, tạo thành sản phẩm du lịch trải nghiệm độc đáo cho du khách. Chị Lý Thị Thiên, xóm Sưng chia sẻ: Khách du lịch rất thích được trải nghiệm các công đoạn tạo nên một bộ trang phục truyền thống. Bản thân chúng tôi cảm thấy tự hào khi được giới thiệu văn hoá của dân tộc mình cho du khách trong và ngoài nước. Điều này không chỉ giúp bảo tồn văn hoá của dân tộc, mà còn phát triển du lịch, đem lại thu nhập ổn định hơn.

Truyền dạy chữ  Nôm - Dao, chữ viết của dân tộc Dao cho thế hệ trẻ cũng đang được những vị cao niên ở xóm Sưng chú trọng. Ông Lý Văn Hềnh, người truyền dạy chữ Nôm - Dao nhấn mạnh rằng, việc dạy chữ Nôm - Dao không chỉ giúp con cháu biết về chữ viết, mà còn hiểu văn hóa của dân tộc mình cũng như đạo lý làm người. Từ đó có ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là nền tảng để phát triển du lịch cộng đồng.

Thời gian qua, huyện Đà Bắc đã hỗ trợ người dân ở xóm Sưng cũng như các bản du lịch cộng đồng khác các kỹ năng làm du lịch. Trong đó, tập trung khôi phục, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào. Đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao thu nhập cho người Dao và các dân tộc khác trên địa bàn huyện.



Viết Đào

Các tin khác


Xã Thành Sơn tạo sinh kế cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thành Sơn là xã đặc biệt khó khăn được sáp nhập từ 3 xã vùng cao của huyện Mai Châu. Xã cơ bản là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm hơn 60%, dân tộc Mường chiếm hơn 30%. Thực hiện chính sách dân tộc, trong 2 năm qua, Thành Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đồng bào dân tộc nơi đây tiếp cận giống, vốn, khoa học kỹ thuật phát triển sản xuất, ổn định kinh tế.

Giữ nếp nhà sàn Mường

Theo số liệu thống kê vào những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, kiến trúc nhà sàn truyền thống trên địa bàn tỉnh Hoà Bình chiếm tới 80%. Đến năm 1999, số gia đình người Mường có nhà sàn còn 35%. Hiện nay, số gia đình người Mường có nhà sàn chỉ còn khoảng 10% nhưng nhiều nhà sàn trong số đó đã xuống cấp. Với mong muốn tiếp tục giữ nếp nhà sàn, các gia đình đã sử dụng chất liệu gạch và bê tông để làm nhà sàn. Trong đời sống sinh hoạt cũng như văn hóa truyền thống của đồng bào Mường, nhà sàn không chỉ là biểu trưng cho tình cảm, lối sống của một tộc người, mà còn được coi là "bảo tàng nghệ thuật sống” đi theo cùng năm tháng, được truyền từ thế hệ trước cho đến ngày nay.

Toàn tỉnh có 73 lễ hội truyền thống của các dân tộc được duy trì tổ chức

Trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân, lễ hội là một phần không thể thiếu, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của cộng đồng từ lâu đời. Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, vừa độc đáo, vừa phong phú. Bên cạnh nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng thì lễ hội còn có vai trò quan trọng là bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc.

Chính sách dân tộc góp phần ổn định cuộc sống người dân xã Mỹ Thành

Mỹ Thành là 1 trong 13 xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn. Xã có 988 hộ với 4.571 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 99%, chủ yếu là người Mường. Ngoài ra, trên địa bàn xã có 54% đồng bào theo đạo Công giáo, tập trung chủ yếu tại các xóm: Riệc, Sỳ và Đồi Cả.

Hợp tác xã Thành Công: Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Mường

Nhằm mục tiêu hợp tác, tương trợ lẫn nhau, tạo việc làm cho lao động nông thôn trong lĩnh vực đan lát thủ công mây tre đan, dệt thổ cẩm truyền thống, may công nghiệp, tạo việc làm cho các thành viên, năm 2019, Hợp tác xã (HTX) Thành Công, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) được thành lập. Trong quá trình hoạt động, HTX triển khai hiệu quả mô hình "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mây tre đan, sản phẩm dệt thổ cẩm, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Mường”.

Huyện Yên Thủy: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng đồng bào dân tộc

Đến xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thủy), ấn tượng đầu tiên là công trình nhà văn hóa khang trang, đầy đủ tiện ích. Trên lộ trình đưa xã Phú Lai đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao vào cuối năm 2023, thiết chế văn hóa quan trọng này được đầu tư nguồn lực để sửa chữa, nâng cấp nên có diện mạo hoàn toàn mới, đáp ứng yêu cầu là nơi tổ chức các hoạt động gắn kết cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục