Nằm ở cuối huyện Lương Sơn, xóm Suối Bến, xã Liên Sơn có 70 hộ, 340 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Dao. Do địa hình bao bọc bởi núi cao, diện tích đất canh tác ít nên nguồn thu nhập chính của xóm dựa vào rừng. Ngoài nguồn thu nhập từ 150 ha giữ rừng, bà con nơi đây trồng cây lâm nghiệp, măng và ngô. Với lợi thế gần Hà Nội, đường giao thông, những năm gần đây, xóm phát triển cây củ riềng gia vị.
Con đường liên xã từ xóm Suối Bến, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn đi xóm Chỉ Ngoài, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi đã được mở và dự kiến hoàn thành cứng hóa vào cuối năm 2024.
Ông Dương Tài Phủ, Bí thư Chi bộ xóm Suối Bến cho biết: Riềng là cây cứu cánh của xóm. Cây hợp đất, dễ trồng, thu hoạch không phụ thuộc vào thời vụ, nhu cầu thị trường Hà Nội lại lớn. Các thương lái đến đặt hàng và mua quanh năm. Hiện nay, giá bán tại vườn 16 nghìn đồng/kg. Mỗi năm, cây riềng mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng cho các hộ. Nhờ cây riềng, đời sống của người dân ngày càng khá giả. 100% hộ trong xóm có nhà kiên cố, xe máy, nhiều gia đình có điều kiện mua xe tải chở hàng. Hầu hết các hộ đã có phương tiện nghe, nhìn hiện đại.
Những năm gần đây, chương trình mục tiêu quốc gia đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã hỗ trợ đầu tư cho xóm. Năm 2023 đã hỗ trợ đầu tư xây nhà văn hóa xóm diện tích 180 m2 với tổng kinh phí trên 1,3 tỷ đồng. Năm 2024, đầu tư mở đường liên xã từ xóm Suối Bến, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn đi xóm Chỉ Ngoài, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi. Dự kiến đến tháng 12/2024 hoàn thành cứng hóa.
Chị Triệu Thị Nhâm ở xóm Suối Bến, xã Liên Sơn chia sẻ: Quê tôi ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi. Trước đây, mỗi lần về quê phải đi vài chục km. Đường xa qua nhiều đèo, dốc nên đi lại khó khăn. Giờ đường được mở thông, 2 địa phương gần hơn rất nhiều. Từ nay đến hết năm khi tuyến đường được đổ bê tông, việc đi lại càng thuận lợi.
Ông Dương Tài Chính, xóm Suối Bến, xã Liên Sơn phấn khởi cho biết: Năm 2023, Nhà nước đã đầu tư con đường bê tông từ xã đến xóm. Năm nay tiếp tục đầu tư con đường liên xã từ xóm sang huyện Kim Bôi. Chúng tôi cảm ơn Đảng, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số. Con đường từ xóm đến huyện Kim Bôi trước đây là đường đất nhỏ quanh sườn núi cheo leo. Trời nắng còn đi được xe máy, những ngày mưa chỉ có cách đi bộ. Các hàng hóa nông sản của người dân đưa đi tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, thường bị ép giá nên bà con không mặn mà. Được Nhà nước đầu tư nâng cấp tuyến đường giúp việc đi lại dễ dàng, xóm mở rộng nhiều diện tích đất bị bỏ hoang. Có đường rộng, người dân tích cực phát triển sản xuất, nông sản bán sẽ được giá hơn. Bao năm nay, niềm mong ước về con đường bê tông rộng rãi, sạch đẹp của người dân sắp thành hiện thực. Tuyến đường hoàn thành tạo thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Việt Lâm
Theo UBND huyện Lạc Sơn, giai đoạn 2022 - 2024, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trong vùng đồng bào DTTS luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả.
Những năm qua, huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên. Tuy nhiên, huyện vẫn gặp khó khăn trong bố trí nguồn vốn đối ứng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo Ban Dân tộc, tổng nguồn vốn thực hiện Dự án 6 năm 2024 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh hơn 63,6 tỷ đồng. Đây là dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc đã đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng. Qua đó không chỉ bảo vệ rừng tốt hơn, mà còn giúp bà con nâng cao thu nhập.
Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ, đồng bào các dân tộc huyện Kim Bôi nỗ lực phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững, toàn diện. Cơ sở hạ tầng được xây dựng theo hướng kiên cố và từng bước hiện đại. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số được giữ gìn và phát huy. Đời sống đồng bào được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi đổi thay. Quốc phòng - an ninh được được đảm bảo.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vồn thực hiện Dự án 3, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024 trên 255,3 tỷ đồng. Đây là dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị.