Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh có trên 86,3 nghìn lượt hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số được vay vốn chính sách. Trong đó có trên 17,9 nghìn lượt hộ nghèo, trên 15 nghìn lượt hộ cận nghèo, trên 9 nghìn lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.
Đồng bào dân tộc Mông
tại xã Pà Cò (Mai Châu) được vay vốn chính sách để khôi phục, phát triển nghề
dệt thổ cẩm truyền thống.
Nhờ nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, trên 64 nghìn
công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được xây dựng; 346 học
sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; 24.129 lao động có
việc làm mới; 324 lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài; 570 đối tượng là
hộ nghèo, hộ khó khăn, gia đình chính sách mua nhà ở xã hội, xây dựng mới, sửa
chữa nhà ở; trên 500 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và đặc biệt khó khăn
được vay vốn lãi suất thấp hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề.
V.Đ
Được triển khai từ năm 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (Chương trình 1719) đã, đang khẳng định là nguồn lực quan trọng, tạo cú huých mạnh mẽ cho vùng đồng bào dân tộc phát triển, đặc biệt ở địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Phát huy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, thời gian qua, nhiều hội viên nông dân (HVND) huyện Mai Châu chủ động, nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên trở thành những điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi.
Theo UBND huyện Kim Bôi, giai đoạn 2019-2024, huyện từng bước đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.
Những năm qua, với sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã có những bước tiến rõ rệt. Người dân đang tiếp tục nỗ lực, quyết tâm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Giai đoạn 2019-2024, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi huyện Lạc Thủy được tiếp cận hầu hết các chương trình tín dụng chính sách do Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện triển khai.
Tranh thủ nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), huyện Tân Lạc đã thực hiện nhiều cách làm hay để giảm nghèo bền vững, trong đó có phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng. Nhờ đó, đời sống của người dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh theo từng năm.