Trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), người có uy tín (NCUT) có vai trò quan trọng. Họ là cầu nối đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con để chính sách dân tộc được thực hiện đúng đắn, hiệu quả.
Huyện Cao Phong hiện có 81 NCUT trong cộng đồng. Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện đầy đủ các chính sách cho NCUT trong vùng DTTS. Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với huyện đưa NCUT tiêu biểu đi trao đổi, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn, cấp báo cho NCUT, tạo điều kiện để NCUT kịp thời nắm bắt những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực dân tộc, tiếp cận thông tin, hướng dẫn bà con áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện các mô hình kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng năng suất, chất lượng, góp phần nâng cao đời sống gia đình, tuyên truyền, vận động đồng bào trân trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, trong những năm qua, những NCUT vùng đồng bào DTTS huyện Cao Phong được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền; tăng cường cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương; chủ động phối hợp với chính quyền cơ sở tham gia triển khai các phong trào, cuộc vận động như: "Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”, "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa"; phối hợp hòa giải tranh chấp, khiếu kiện giữa các hộ trong xóm; tham gia và vận động nhân dân tham gia các hoạt động của cộng đồng, có nhiều đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
NCUT đã tích cực vận động, giúp đỡ nhiều hộ đồng bào tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình. Bản thân NCUT và gia đình có nhiều đóng góp về ngày công lao động, hiến đất, gương mẫu trong phát triển kinh tế, nhiều mô hình làm kinh tế hiệu quả được bà con học tập, làm theo. Trong đó, có thể kể đến một số gương NCUT điển hình tiêu biểu trong đồng bào DTTS như các ông: Bùi Văn Thao, xóm Tiềng, xã Bắc Phong; Bùi Văn Biến, xóm Trang Trên, xã Hợp Phong; Bùi Văn Liều, xóm Bảm, xã Tây Phong; Đinh Văn Bình, xóm Mỗ, xã Bình Thanh; Triệu Sinh Viên, xóm Tiến Lâm, xã Bắc Phong… Tại Đại hội đại biểu các DTTS huyện Cao Phong lần thứ IV, năm 2024, 4 NCUT được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen, 1 NCUT được Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng kỷ niệm chương.
Ông Bùi Văn Thinh, NCUT xóm Tiện, xã Thung Nai cho biết: Để phát huy vai trò tích cực của NCUT trong đồng bào DTTS nhằm động viên, phát huy khả năng, sự đóng góp vào sự nghiệp cách mạng, hàng năm, các cấp ủy, chính quyền tổ chức gặp mặt, giao lưu để NCUT ở các địa phương có dịp trao đổi, phản ánh, đề xuất những tâm tư, nguyện vọng của đồng bào ở từng thôn, bản. Qua đó giúp cấp uỷ, chính quyền hiểu và nắm sâu hơn về tình hình cơ sở để đề ra những chủ trương, giải pháp phù hợp. Tiếp tục thực hiện chương trình tập huấn, trao đổi kinh nghiệm cho NCUT để nâng cao trình độ, nhận thức về các chính sách mới của Đảng, Nhà nước; kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những điển hình người tốt, việc tốt, gương sản xuất giỏi, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng đời sống văn hóa ở vùng DTTS.
Việt Lâm
Với 99% dân số là người Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) đã và đang được hỗ trợ triển khai thực hiện các chương trình, dự án đối với vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Nổi bật là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Hòa Bình có 74,31% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS). Mỗi dân tộc có truyền thống, bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng về văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm phát triển văn hoá, thể thao, thông tin và truyền thông, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào.
Những năm qua, các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ cùng sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc huyện Lạc Thủy đã góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Huyện đặc biệt quan tâm xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, đảng viên người dân tộc thiểu số (DTTS) vững mạnh, tạo sự đồng thuận, đoàn kết hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Xóm Rãnh, xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc có 164 hộ, 675 nhân khẩu, trên 70% là người dân tộc Dao. Những năm qua, nhờ sự hỗ trợ của các chương trình, dự án đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nỗ lực của người dân, diện mạo xóm Rãnh đã đổi thay.
Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình tập trung củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Qua đó, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội trong vùng.
Xác định công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên, Đảng ủy Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động nắm và dự báo tình hình. Kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tích cực vận động quần chúng thực hiện tốt các nội dung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng nền an ninh nhân dân, đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.